Mẫu bài văn về tình đoàn kết môn Tiếng Việt lớp 5? Hành vi ứng xử của học sinh lớp 5 phải như thế nào?
Mẫu bài văn về tình đoàn kết môn Tiếng Việt lớp 5?
Dưới đây là các mẫu bài văn về tình đoàn kết ở môn Tiếng Việt lớp 5 mà các bạn học sinh có thể tham khảo:
Mẫu số 1 viết bài văn về tình đoàn kết Đoàn kết là gì? Đoàn kết là kết thành một khối thống nhất, cùng làm việc vì mục đích chung. Tinh thần đoàn kết vốn là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Tinh thần ấy thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể. Nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn. Đoàn kết, tương trợ không phải là sự kéo bè, kéo cánh, a dua hoặc bao che cái xấu, đi ngược lại lợi ích chung. Cuộc sống luôn đặt ra cho con người nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Con người không thể một mình mà có thể vượt qua tất cả. Bởi thế, phải biết đoàn kết lại. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh lớn đưa con người đến thành công. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Ngoài việc đoàn kết, chúng ta cũng cần sự giúp đỡ của người khác để tiến bộ, vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Tinh thần tương trợ tiếp thêm cho con người sức mạnh để chiến thắng trong công việc và trong đời sống. Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. Người có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ người khác thương được mọi người yêu quý. Chỉ khi đứng giữa tập thể, con người mới có cơ hội thể hiện và khẳng định bản thân. Sức mạnh của mỗi cá nhân tạo nên sức mạnh tập thể. Và ngược lại, sức mạnh tập thể bảo vệ và phát huy sức mạnh mỗi cá nhân. |
Mẫu số 2 viết bài văn về tình đoàn kết Trong cuộc sống, tình đoàn kết là một giá trị quý báu, là sức mạnh giúp con người vượt qua mọi khó khăn và thử thách. Đoàn kết không chỉ là sự gắn bó giữa các cá nhân trong một tập thể mà còn là nền tảng tạo nên sự bền vững và thành công của cả một cộng đồng. Từ xưa đến nay, ông cha ta đã đúc kết bài học quý giá về đoàn kết qua câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” Một người có thể yếu đuối, nhưng khi nhiều người cùng chung sức, họ có thể làm nên những điều phi thường. Trong gia đình, đoàn kết tạo nên sự ấm áp và hòa thuận. Trong xã hội, đoàn kết giúp mọi người cùng nhau xây dựng một môi trường sống tốt đẹp, công bằng và nhân văn. Tình đoàn kết không chỉ có ý nghĩa trong đời sống thường nhật mà còn thể hiện rõ nét qua những thời khắc lịch sử. Hình ảnh nhân dân Việt Nam đồng lòng chống giặc ngoại xâm, cùng nhau vượt qua thiên tai, dịch bệnh là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của sự đoàn kết. Chính nhờ tinh thần ấy, đất nước ta đã viết nên những trang sử hào hùng và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Để phát huy tinh thần đoàn kết, mỗi người chúng ta cần học cách thấu hiểu, chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau. Đừng vì những khác biệt nhỏ mà để xảy ra mâu thuẫn, bất đồng. Thay vào đó, hãy cùng nhau hợp tác và hỗ trợ để đạt được mục tiêu chung. Tình đoàn kết là sợi dây kết nối con người, là sức mạnh để vượt qua mọi trở ngại. Nếu mỗi người đều ý thức được vai trò của mình trong việc xây dựng tinh thần đoàn kết, chắc chắn chúng ta sẽ có một xã hội ngày càng tốt đẹp và văn minh hơn. |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu bài văn về tình đoàn kết môn Tiếng Việt lớp 5? Hành vi ứng xử của học sinh lớp 5 phải như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Học sinh lớp 5 có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 34 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của học sinh lớp 5 như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
Hành vi ứng xử của học sinh lớp 5 phải như thế nào?
Căn cứ Điều 37 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định hành vi ứng xử, trang phục của học sinh lớp 5 phải thực hiện theo quy định của ngành và của pháp luật, trong đó cần chú ý:
- Có thái độ nghiêm túc, trung thực trong học tập, kiểm tra, đánh giá và sinh hoạt.
- Không gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến các hoạt động của lớp học, nhà trường và nơi công cộng.
- Không gây nguy hiểm cho bản thân và người khác khi tham gia các hoạt động vui chơi.
- Top 5 mở bài về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập ấn tượng nhất? Có mấy chuyên đề trong môn Ngữ văn lớp 12?
- Tổng hợp các câu đố về đồ dùng học tập hoặc những đồ vật khác ở trường? Chương trình lớp 3 gồm các môn học nào?
- Các biện pháp hỗ trợ người có nguy cơ bị bạo lực học đường?
- Người làm công tác thư viện trường đại học phải bảo đảm các yêu cầu nào?
- Điều kiện hoạt động cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số?
- Quy trình đề xuất và phê duyệt các môn học trên ứng dụng MOOCs được thực hiện như thế nào?
- Mẫu phân tích bài thơ trào phúng Tự trào của Nguyễn khuyến? Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa môn Ngữ văn là gì?
- Top 5 mẫu Viết đoạn văn về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ hay nhất? Hoạt động giáo dục học sinh lớp 12 được thực hiện ra sao?
- Mẫu phân tích bài thơ trào phúng Giễu người thi đỗ của Trần Tế Xương lớp 8? Cơ cấu tổ chức của trường trung học cơ sở thế nào?
- Tổng hợp các mẫu nhận xét học sinh tiểu học cuối kì 1 2024-2025 theo từng môn học?