Các biện pháp hỗ trợ người có nguy cơ bị bạo lực học đường?

Những đối tượng có nguy cơ bị bạo lực học đường sẽ có các biện pháp hỗ trợ như thế nào?

Các biện pháp hỗ trợ người có nguy cơ bị bạo lực học đường?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định 03 biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường là:

- Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường;

- Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể;

- Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.

Bạo lực học đường xảy ra trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH bạo lực học đường xảy ra trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được xử lý như sau:

- Có biện pháp cô lập, khống chế kịp thời các đối tượng gây ra bạo lực học đường, không để đối tượng tiếp tục gây các hậu quả không mong muốn.

- Liên lạc, báo cáo ngay với cấp thẩm quyền để xử lý vụ việc theo quy định. Trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì thông báo kịp thời với chính quyền hoặc cơ quan chức năng để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.

- Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của nạn nhân. Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế đối với nạn nhân. Theo dõi, đánh giá và có biện pháp hỗ trợ thiết thực bảo vệ an toàn cho nạn nhân trong thời gian tiếp theo.

- Thông báo kịp thời với gia đình nạn nhân để phối hợp xử lý.

Các biện pháp hỗ trợ người có nguy cơ bị bạo lực học đường?

Các biện pháp hỗ trợ người có nguy cơ bị bạo lực học đường? (Hình từ Internet)

Quy định về phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH việc phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:

- Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại học sinh, sinh viên; phòng, chống bạo lực học đường trên môi trường mạng cho học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và gia đình học sinh, sinh viên; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh, sinh viên.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thường xuyên tiến hành theo dõi, thống kê và phân tích các nhóm đối tượng có nguy cơ bạo lực học đường. Xây dựng cơ chế phối hợp với cơ quan chức năng và quy trình xử lý đối với các tình huống bạo lực học đường.

- Thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với gia đình học sinh, sinh viên và các tổ chức, cá nhân có liên quan để kịp thời ngăn chặn, xử lý các tình huống bạo lực học đường xảy ra.

Học sinh có hành vi bạo lực học đường có thể bị đuổi học không?

tiểu mục 4, tiểu mục 5 Mục III Thông tư 08/TT năm 1988 quy định về hình thức xử lý kỷ luật đuổi học 1 tuần, đuổi học 1 năm đối với các hành vi vi phạm của học sinh như sau:

Đuổi học một tuần lễ:
- Những học sinh vi phạm các khuyết điểm đã bị cảnh cáo trước toàn trường nhưng không biết hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm, có ảnh hưởng xấu tới những học sinh khác;
- Những học sinh vi phạm khuyết điểm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, của thầy cô giáo và tập thể học sinh như: trộm cắp, chấn lột, gây gổ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác, …hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương thì Hội đồng kỉ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thi hành, đồng thời báo cáo lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp để biết và theo dõi
Đuổi học 1 năm:
- Những học sinh vi phạm mắc khuyết điểm sai phạm đã bị Hội đồng kỉ luật nhà trường thông qua Hiệu trưởng đuổi học 1 tuần lễ mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm, thậm chí còn phạm thêm những khuyết điểm sai phạm khác
- Những học sinh vi phạm mắc khuyết điểm sai phạm rất nghiêm trọng, tuy chỉ là lần đầu, song hành động sai phạm này là có ý thức và chủ động (không phải bị lôi kéo, a tòng), gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động,… dùng vũ khí (dao găm, lưỡi lê, súng lục, lựu đạn, …) đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương

Như vậy, đối với những học sinh có hành vi bạo lực học đường có thể bị xem xét xử lý kỷ luật đuổi học tùy vào mức độ vi phạm.

Bạo lực học đường
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp hỗ trợ người có nguy cơ bị bạo lực học đường?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
Hỏi đáp Pháp luật
Bạo lực học đường là gì? Các biện pháp phòng chống?
Hỏi đáp Pháp luật
Xử lý như thế nào xảy ra bạo lực học đường?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi bạo lực học đường như thế nào có thể bị đuổi học 1 năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người học có nguy cơ bị bạo lực học đường sẽ được hỗ trợ thông qua các biện pháp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bạo lực học đường ở cấp trung học cơ sở được hiểu như thế nào?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 90

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;