Mẫu bài thu hoạch sinh hoạt công dân đầu khóa mới nhất 2024?
Mẫu bài thu hoạch sinh hoạt công dân đầu khóa mới nhất 2024?
Vào đầu mỗi khóa đào tạo đại học, nhà trường sẽ tổ chức sinh hoạt công dân đầu khóa cho tân sinh viên trường mình. Nội dung sinh hoạt công dân đầu khóa thực hiện theo Quyết định 50/2007/QĐ-BGDĐT.
Một số mẫu bài thu hoạch sinh hoạt công dân đầu khóa sinh viên có thể tham khảo như sau:
Chủ đề: Phân tích và làm rõ về quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên trong Quy chế công tác sinh viên đại học chính quy?
1. Về quyền của sinh viên quy định tại Điều 5 Quy chế công tác sinh viên ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT: - Được nhận vào học đúng ngành, nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các Điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ sở giáo dục đại học. - Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của cơ sở giáo dục đại học; được phổ biến nội quy, quy chế về đào tạo, rèn luyện và các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến sinh viên. - Được tạo Điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, bao gồm: + Sử dụng hệ thống thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; + Tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo khoa học, kỹ thuật; + Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quy định hiện hành của Nhà nước; + Đăng ký dự tuyển đi học, tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên ở nước ngoài; học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành; + Tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài trường học theo quy định của pháp luật; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với Mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đại học; + Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có của cơ sở giáo dục đại học (bao gồm các dịch vụ về hướng nghiệp, tư vấn việc làm, tư vấn sức khỏe, tâm lý, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt,...) + Nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định. - Được hưởng các chế độ, chính sách, được xét nhận học bổng khuyến khích học tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành; được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Nhà nước. - Được góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các Điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị các giải pháp góp phần xây dựng và phát triển cơ sở giáo dục đại học; đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên. - Được xét tiếp nhận vào ký túc xá và ưu tiên khi sắp xếp vào ở ký túc xá theo quy định. - Sinh viên đủ Điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, bảng Điểm học tập và rèn luyện, các giấy tờ liên quan và giải quyết các thủ tục hành chính khác. 2. Về nghĩa vụ của sinh viên quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT: - Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ trường đại học và các quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục đại học. - Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của cơ sở giáo dục đại học; chủ động, tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và rèn luyện đạo đức, lối sống. - Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong trường học. - Giữ gìn và bảo vệ tài sản; hành động góp phần bảo vệ, xây dựng và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục đại học. - Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khỏe đầu khóa và khám sức khỏe định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của cơ sở giáo dục đại học. - Đóng học phí, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn. - Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở giáo dục đại học. - Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự Điều động của Nhà nước khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ. - Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của sinh viên; kịp thời báo cáo với khoa, phòng chức năng, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của sinh viên, cán bộ, nhà giáo trong cơ sở giáo dục đại học. - Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong trường học, gia đình và cộng đồng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và của cơ sở giáo dục đại học. 3. Một số biện pháp giúp thực hiện tốt Quy chế học tập và rèn luyện ở nhà trường: - Cố gắng rèn luyện, học tập để trở thành sinh viên 05 tốt; - Tham gia việc học tập tại nhà trường đầy đủ, đúng giờ, không vi phạm quy chế nhà trường, có ý thức chủ động trong học tập, đáp ứng yêu cầu của giảng viên ở mỗi buổi học; - Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học của Nhà trường hoặc của Hội sinh viên tổ chức; tham gia các hoạt động tình nguyện tại nhà trường, các câu lạc bộ; - Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản chung của nhà trường, lớp học; - Có sự đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn trong tập thể lớp học hoặc bên ngoài Nhà trường. |
Mẫu bài thu hoạch sinh hoạt công dân đầu khóa mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Chủ đề: Theo anh/ chị, phương pháp học tập ở bậc đại học khách gì so với bậc phổ thông?
1. Tự học và tự quản lý thời gian: Ở bậc đại học, sinh viên phải tự quản lý thời gian và kế hoạch học tập của mình. Không còn giáo viên theo sát từng bước như ở bậc phổ thông, sinh viên cần phải tự giác và có kỷ luật cao hơn. Điều này bao gồm việc tự đặt ra mục tiêu học tập, lập kế hoạch ôn tập và hoàn thành bài tập đúng hạn. Khả năng tự học và tự quản lý thời gian là yếu tố quan trọng giúp sinh viên thành công trong môi trường đại học. 2. Nghiên cứu và phân tích sâu: Học tập ở đại học yêu cầu sinh viên phải nghiên cứu sâu hơn về các chủ đề. Thay vì chỉ học thuộc lòng, sinh viên cần phải hiểu rõ và phân tích các khái niệm, cũng như áp dụng chúng vào thực tế. Điều này đòi hỏi sinh viên phải đọc nhiều tài liệu, tham khảo các nguồn thông tin khác nhau và phát triển kỹ năng tư duy phản biện. Các bài tập và dự án ở đại học thường yêu cầu sinh viên phải tự tìm hiểu và trình bày quan điểm của mình dựa trên các nghiên cứu đã thực hiện. 3. Tương tác và thảo luận: Ở bậc đại học, việc học không chỉ dừng lại ở việc nghe giảng. Sinh viên thường tham gia vào các buổi thảo luận, làm việc nhóm và trình bày ý kiến của mình. Điều này giúp phát triển kỹ năng giao tiếp và tư duy phản biện. Các buổi thảo luận và làm việc nhóm cũng là cơ hội để sinh viên học hỏi từ bạn bè và giảng viên, cũng như rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề. |
Mục đích của sinh hoạt công dân đầu khóa là gì?
Căn cứ Điều 2 Quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên trong các Đại học, Học viện, Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 50/2007/QĐ-BGDĐT mục đích của sinh hoạt công dân đầu khóa là như sau:
Thực hiện công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên nhằm hình thành, rèn luyện và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống văn minh, tiến bộ, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên.
Nguyên tắc tổ chức sinh hoạt công dân đầu khóa là gì?
Căn cứ Điều 4 Quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên trong các Đại học, Học viện, Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 50/2007/QĐ-BGDĐT các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt công dân đầu khóa bao gồm:
- Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và truyền thống văn hoá Việt Nam; thực tiễn kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, địa phương và điều kiện của nhà trường.
- Kết hợp giáo dục chính khoá với tổ chức các hoạt động ngoại khoá; kết hợp giáo dục với việc tổ chức các hoạt động thực tiễn có tác dụng giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống.
- Bảo đảm nguyên lý giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
- Bảo đảm phát huy tính năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh, sinh viên, biến quá trình giáo dục, rèn luyện thành tự giáo dục, tự rèn luyện.
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?