Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào thời gian nào? Học sinh cần đạt yêu cầu gì trong môn Lịch sử?
Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào thời gian nào?
Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (Liên bang Xô Viết hay Liên Xô) được thành lập vào ngày 30 tháng 12 năm 1922. Sự kiện này diễn ra tại Moskva trong Đại hội Xô viết Toàn Liên bang lần thứ nhất, khi đại diện của bốn nước cộng hòa thành viên ký kết Hiệp ước thành lập Liên bang:
1. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga
2. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina
3. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Belorussia
4. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ngoại Kavkaz (gồm ba nước: Gruzia, Armenia, và Azerbaijan)
* Ý nghĩa của sự kiện:
- Thống nhất các nước cộng hòa Xô viết thành một khối thống nhất về chính trị, kinh tế và quân sự.
- Thiết lập một cường quốc mới với hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa đối lập với các nước tư bản phương Tây.
- Tạo tiền đề cho sự phát triển và mở rộng của Liên Xô, với tổng số thành viên sau này lên đến 15 nước cộng hòa.
Như vậy, Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết được thành lập vào ngày 30 tháng 12 năm 1922 và tồn tại trong 69 năm cho đến khi tan rã vào ngày 26 tháng 12 năm 1991.
Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào thời gian nào? Học sinh cần đạt yêu cầu gì trong môn Lịch sử? (Hình từ Internet)
Học sinh cần đạt yêu cầu gì trong môn Lịch sử?
Căn cứ mục VI Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt của môn Lịch sử như sau:
(1) Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
Môn Lịch sử góp phần hình thành, phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.
(2) Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử trên nền tảng kiến thức cơ bản và nâng cao về lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thống chủ đề, chuyên đề về lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, văn minh. Năng lực lịch sử có các thành phần là: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Các biểu hiện cụ thể của năng lực lịch sử được trình bày cụ thể như sau:
- Tìm hiểu lịch sử:
+ Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.
+ Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể.
- Nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử.
+ Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
Thiết bị dạy học trong môn Lịch sử được quy định ra sao?
Căn cứ mục VI Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT quy định về thiết bị dạy học trong môn Lịch sử như sau:
- Sử dụng thiết bị dạy học là một trong những điều kiện quyết định thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực.
- Cơ sở giáo dục cần có các thiết bị dạy học tối thiểu như: hệ thống bản đồ (bản đồ thế giới, bản đồ các châu lục, bản đồ Đông Nam Á và Việt Nam); tranh ảnh lịch sử, sa bàn, sơ đồ, biểu đồ với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật như máy tính, đèn chiếu, máy chiếu, tivi, radio, video, các loại băng đĩa,...
- Lịch sử là môn học có hệ thống kiến thức thuộc về quá khứ, học sinh không thể trực tiếp quan sát. Công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ việc tái hiện lịch sử thông qua các phim tài liệu, nguồn sử liệu, hình ảnh, video,... Giáo viên cần khai thác, sử dụng các chức năng cơ bản của Internet và các phần mềm tin học để đưa vào bài giảng các hình ảnh, âm thanh, tư liệu lịch sử,... góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, truyền cảm hứng để học sinh yêu thích môn Lịch sử.
- Top 5 mẫu viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên ông bụt lớp 4 hay nhất? Mục tiêu giáo dục học sinh tiểu học?
- Top 10 mẫu kết bài chung cho nghị luận văn học truyện ngắn? Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn là chuyên đề môn Ngữ văn lớp mấy?
- Mẫu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7? Học sinh lớp 7 được đánh giá bằng nhận xét như thế nào?
- Loại gió thịnh hành ở nước ta vào mùa hạ có hướng gì? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS được đánh giá bằng điểm số ra sao?
- Đồng bằng sông Cửu Long có bao nhiêu tỉnh thành phố?
- Mẫu Viết thư mời dự tiệc Giáng sinh bằng Tiếng Anh hay nhất? Các chủ điểm gợi ý trong dạy học môn Tiếng Anh ở các cấp học là gì?
- Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa rừng Trần Hưng Đạo? 4 hình thức khen thưởng học sinh THCS?
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?