Hướng dẫn tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Hướng dẫn tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Ngày 09/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 5201/BGDĐT-GDTX năm 2024 Về tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024.
Theo đó, Chủ đề của Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 là Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời.
Thời gian tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 từ ngày 01/10/2024 đến ngày 07/10/2024, trong đó Lễ khai mạc Tuần lễ được tổ chức vào ngày 01/10/2024.
Bộ Giáo dục và Đào tạo gợi ý một số hoạt động trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 như sau:
- Đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cổng thông tin điện tử của đơn vị, tổ chức liên quan, các trang mạng xã hội về tầm quan trọng và vai trò của việc phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời.
- Treo băng rôn, khẩu hiệu tại các cơ sở giáo dục, các công xưởng, nhà máy, văn phòng, cơ quan và nơi công cộng; tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức về chủ đề và các hoạt động của Tuần lễ để người dân biết và tham gia.
- Tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ có sự tham gia của đại diện Lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp có liên quan; đại diện các cơ sở giáo dục, các thiết chế văn hóa, các cơ quan thông tin đại chúng; đại diện của các tầng lớp nhân dân, học sinh, học viên, sinh viên trên địa bàn.
- Triển khai các hoạt động của Tuần lễ với các hình thức phù hợp, hiệu quả; chú trọng địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn, nhằm tạo sự hưởng ứng của xã hội một cách sâu rộng, đưa chủ đề của Tuần lễ vào cuộc sống một cách thiết thực.
Xem chi tiết hướng dẫn tại: Công văn 5201/BGDĐT-GDTX năm 2024 tải về
Hướng dẫn tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo? (Hình từ Internet)
Giải pháp tổ chức các phong trào, cuộc vận động để thúc đẩy học tập suốt đời?
Căn cứ tiểu mục 5 Mục 3 Điều 1 Quyết định 1373/QĐ-TTg năm 2021 các giải pháp tổ chức các phong trào, cuộc vận động để thúc đẩy học tập suốt đời bao gồm:
- Tăng cường vận động, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân xây dựng, duy trì thói quen tự học, ý thức học tập suốt đời phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân.
- Phát động các cuộc vận động, phong trào thi đua về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập sâu rộng trong cả nước, gắn kết chặt chẽ và hiệu quả với các cuộc vận động, phong trào thi đua khác nhằm thúc đẩy việc học tập trong mọi gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư.
- Huy động sự tham gia, phối hợp của các doanh nghiệp để triển khai hiệu quả các phong trào, hoạt động thúc đẩy tự học, học thường xuyên, tham gia học tập trên môi trường công nghệ cho công nhân, người lao động; hỗ trợ người lao động có điều kiện thuận lợi để học tập suốt đời.
- Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và xây dựng mô hình công dân học tập theo Đề án được duyệt.
Nhiệm vụ, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời?
Theo tiểu mục 3 Mục 3 Điều 1 Quyết định 1373/QĐ-TTg năm 2021 các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời bao gồm:
- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục thường xuyên, các thiết chế văn hóa:
+ Cơ sở giáo dục đại học: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển đào tạo từ xa, trong đó tập trung phát triển áp dụng các công nghệ tiên tiến; nâng cao chất lượng đào tạo từ xa, chú trọng công tác kiểm định chương trình đào tạo từ xa cấp văn bằng.
Tăng cường xây dựng, khai thác, tích hợp, chia sẻ nguồn tài nguyên giáo dục mở, học liệu mở với các cơ sở giáo dục, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; chủ động tham gia Đề án Hệ tri thức Việt số hóa, Việt hóa các nguồn tài nguyên giáo dục mở quốc tế.
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Đổi mới các phương thức đào tạo theo mô hình giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt gắn với Khung trình độ quốc gia Việt Nam và thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đẩy mạnh các hình thức đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn giúp người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, người khuyết tật, người nội trợ, người cao tuổi dễ dàng tiếp cận, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho công nhân, người lao động.
+ Cơ sở giáo dục thường xuyên: Đa dạng nội dung giáo dục, đào tạo, đổi mới mạnh mẽ các phương thức giảng dạy và học tập kết hợp với việc ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ thông tin, mạng xã hội và khai thác nguồn tài nguyên giáo dục mở để mở rộng tiếp cận và nâng cao chất lượng học tập cho mọi người dân.
+ Các thiết chế văn hóa: Đổi mới phương thức, mô hình hoạt động và cung ứng sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ học tập trên nền tảng công nghệ số;
Tăng cường hợp tác trong tạo lập và chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các thiết chế văn hóa và các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức hỗ trợ người dân học tập suốt đời.
-Tổ chức các chương trình giáo dục trên kênh phát thanh, truyền hình, các trang mạng báo điện tử, các ứng dụng truyền hình của các đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương; đăng tải trên nền tảng công nghệ số của các mạng xã hội có nhiều người dùng tại Việt Nam;
- Xây dựng kho học liệu mở phục vụ việc tự học và học tập suốt đời trên các kênh truyền hình giáo dục theo Đề án được duyệt;
- Tăng cường năng lực cho các cơ sở giáo dục đại học mở tại các địa phương, nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để làm nhiệm vụ là trung tâm xây dựng và nghiên cứu phát triển công nghệ đào tạo mở và từ xa; phát triển học liệu mở và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phục vụ học tập suốt đời.
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?