Bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo?

Kết luận của Bộ Chính trị về nhiệm vụ bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo?

Bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo theo kết luận của Bộ Chính trị?

Ngày 12/8/2024, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Kết luận 91-KL/TW năm 2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 11 "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013).

Theo đó, tại Mục 7 Kết luận 91-KL/TW năm 2024 Bộ Chính trị có kết luận về việc cần tập trung thực hiện nhiệm vụ trong đó có bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo như sau:

Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo; bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước như Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đã đề ra.

Đồng thời, kịp thời điều chỉnh tăng mức chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo phù hợp với tăng trưởng của nền kinh tế.

Nhà nước bảo đảm kinh phí cho giáo dục bắt buộc, giáo dục phổ cập, miễn học phí cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi và thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm trong lĩnh vực giáo dục; ưu tiên đầu tư cho giáo dục, đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.

Triển khai chương trình đầu tư kiên cố hoá trường học, xoá phòng học tạm, xây dựng trường chuẩn quốc gia và bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu, nhất là ở các vùng nông thôn, đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới, hải đảo, phấn đấu đến năm 2030 tỉ lệ phòng học được kiên cố hoá đạt 100%; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình đầu tư công hiện đại hoá giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, sư phạm và cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo trên tinh thần Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, huy động sự tham gia hiệu quả của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo; nghiên cứu cơ chế phân bổ nguồn lực, chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ giáo dục theo kết quả đầu ra.

Cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bảo đảm cạnh tranh công bằng, minh bạch; có cơ chế, chính sách mạnh mẽ thúc đẩy, khuyến khích phát triển giáo dục ngoài công lập, nhất là các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng nhằm huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo; tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập.

Hoàn thiện chính sách hỗ trợ người học từ ngân sách nhà nước thông qua cấp học bổng hoặc hỗ trợ miễn giảm học phí đối với các ngành, nghề Nhà nước cần ưu tiên phát triển ở các trình độ đào tạo, mở rộng đối tượng và nâng mức ưu đãi cho vay tín dụng.

Bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo theo kết luận của Bộ Chính trị?

Bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo? (Hình từ Internet)

Giáo dục và đào tạo nước ta vừa qua đạt được kết quả thế nào sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29?

Theo Kết luận 91-KL/TW năm 2024, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013, ngành giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; duy trì vững chắc, từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; giáo dục phổ thông chuyển hướng tích cực từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học; chất lượng giáo dục phổ thông đại trà và mũi nhọn ngày càng nâng cao.

Giáo dục thường xuyên phát triển đa dạng về nội dung và hình thức; các phong trào thi đua học tập, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được quan tâm thực hiện.

Giáo dục nghề nghiệp đã phát triển mạnh về số lượng và chú trọng nâng cao chất lượng từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động.

Giáo dục đại học tiếp tục đổi mới, gắn với tăng cường tự chủ đã tạo ra động lực mới, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả trong đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học; số lượng chương trình đào tạo được kiểm định và công bố khoa học quốc tế tăng mạnh, một số cơ sở giáo dục đại học và nhóm ngành đào tạo được xếp hạng cao trong khu vực và thế giới.

Phương pháp dạy - học và công tác thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục được đổi mới theo hướng hiện đại, ngày càng thực chất, hiệu quả hơn.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản được chuẩn hoá, từng bước bảo đảm số lượng.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện, bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo.

09 nhiệm vụ, giải pháp đổi mới giáo dục theo Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 là gì?

Căn cứ Mục 3 Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013, 09 nhiệm vụ, giải pháp đổi mới giáo dục bao gồm:

1- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo

2- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học

3- Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan

4- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập

5- Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng

6- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

7- Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo

8- Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý

9- Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo

Phát triển giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tham mưu triển khai kế hoạch đưa Thành phố Hà Nội trở thành Thành phố học tập UNESCO?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2024 nhằm mục đích gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ đề Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2024 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích và yêu cầu chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải đáp ứng yêu cầu nào về cơ sở vật chất?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện giải pháp hợp đồng giáo viên nếu chưa tuyển đủ định mức năm học 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;