Hướng dẫn một số bài tập tăng cường thể lực cho học sinh tiểu học?

Một số bài tập tăng cường thể lực cho học sinh tiểu học? Khuyến cáo hoạt động thể lực đối với học sinh tiểu học ra sao?

Hướng dẫn một số bài tập tăng cường thể lực cho học sinh tiểu học?

Theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 có hướng dẫn một số bài tập tăng cường thể lực cho học sinh tiểu học như sau:

(1). Trò chơi: CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC

* Mục đích:

- Rèn luyện sự tập trung chú ý, phản xạ, sự nhanh nhẹn, khéo léo của học sinh;

- Có ý thức tổ chức kỷ luật trong quá trình chơi.

* Nội dung và cách chơi:

- Chuẩn bị 2-4 quả bóng bằng cao su hoặc nhựa.

- Tập hợp học sinh thành 2-4 hàng dọc có số người bằng nhau. Em đứng đầu hàng hai tay cầm bóng giơ lên cao ở trên đầu.

- Khi có lệnh chơi, các em đầu hàng số 1 quay người sang trái và ra sau trao bóng cho bạn số 2. Số 2 nhận bóng và quay người qua trái ra sau trao bóng cho bạn số 3 và cứ tiếp tục như vậy cho đến người cuối cùng.Người cuối cùng đưa bóng qua phải cho người phía trước và lần lượt chuyển bóng lên đến người đầu hàng số 1. Người đầu hàng số 1 nhận bóng xong giơ lên cao và hô to: “Báo cáo…xong”. Đó là căn cứ để xác định tổ nào nhanh nhất. Trong quá trình chuyền bóng nếu ai để bóng rơi, người đó nhanh chóng nhặt lên và tiếp tục cuộc chơi.

- Phạm quy: là chuyền bóng không lần lượt, mà cách quãng.

* Khai thác và sử dụng:

- Căn cứ vào mục đích của trò chơi và nội dung tiết học để sử dụng như một bài tập khởi động hoặc bài tập phát triển sự khéo léo cho học sinh phù hợp với quy tắc giảng dạy GDTC.

- Trò chơi được sử dụng trong các hoạt động GDNGLL, hoạt động ngoại khóa, trong quá trình sinh hoạt đội sao làm phong phú nội dung, nâng cao hiệu quả của các hoạt động, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật trong quá trình vui chơi, học tập.

(2). Trò chơi: KÉO CƯA LỪA XẺ

* Mục đích:

- Rèn luyện phát triển sức mạnh tay, ngực, khả năng vận động khéo léo;

- Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, giúp đỡ, động viên bạn trong quá trình chơi.

* Nội dung và cách chơi:

- Chuẩn bị: tập hợp thành 2-4 hàng ngang, quay mặt vào với nhau thành từng đôi một, cách nhau một vạch kẻ. Đứng chân trước, chân sau, hai bàn tay nắm lấy hai cổ tay của nhau.

- Cách chơi: Khi có lệnh của giáo viên, các em cổ động viên vần điệu người xẻ gỗ, kéo cưa:

“Kéo cưa lừa xẻ,

Kéo cho thật khỏe

Cho thật nhịp nhàng

Cho ngực nở nang

Chân tay cứng cáp

Hò dô! Hò dô”

Khi đến “ Hò dô! Hò dô” các em thực hiện động tác kéo bạn về phía mình.Em nào kéo bạn được về phía mình là thắng cuộc.

* Khai thác và sử dụng:

- Căn cứ vào mục đích của trò chơi và nội dung tiết học để sử dụng như một bài tập khởi động, hoặc bài tập phát triển sức mạnh và sự khéo léo cho học sinh.

- Trò chơi được sử dụng trong các hoạt động GDNGLL, hoạt động ngoại khóa, trong sinh hoạt đội sao làm phong phú nội dung, nâng cao hiệu quả của các hoạt động, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, giúp đỡ, động viên bạn trong quá trình vui chơi, học tập.

(3). Trò chơi: NHẢY Ô TIẾP SỨC

* Mục đích:

- Rèn luyện kỹ năng bật nhảy, phát triển sức mạnh chân và sự khéo léo;

- Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, giúp đỡ, động viên bạn trong quá trình chơi.

* Nội dung và cách chơi:

- Tập hợp thành 2 hàng dọc. Khi có lệnh, các em số 1 bật nhảy bằng hai chân vào ô số 1, sau đó bật nhảy 2 chân vào ô số 2, số 3, nhảy chụm 2 chân vào ô số 4 và cứ lần lượt như vậy cho đến đích thì quay lại chạy về vạch xuất phát đưa tay chạm vào tay bạn số 2. Bạn số 2 thực hiện như bạn số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy thì thắng cuộc

* Khai thác và sử dụng:

- Căn cứ vào mục đích của trò chơi và nội dung tiết học để sử dụng như một bài tập GDTC cho học sinh phù hợp nguyên tắc giảng dạy GDTC.

- Trò chơi được sử dụng trong các hoạt động GDNGLL, hoạt động ngoại khóa, trong sinh hoạt đội sao làm phong phú nội dung, nâng cao hiệu quả của các hoạt động, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, giúp đỡ, động viên bạn trong quá trình vui chơi, học tập.

(4). Trò chơi: NHẢY ĐÚNG NHẢY NHANH

* Mục đích:

- Rèn luyện kỹ năng bật nhảy, phát triển sức mạnh chân và sự khéo léo;

- Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, giúp đỡ, động viên bạn trong quá trình chơi.

* Nội dung và cách chơi:

- Chuẩn bị: Kẻ 2 ô vuông lớn, mỗi ô có cạnh 1m, rồi chia thành 4 ô nhỏ, mỗi ô 0,5m và đánh số. Kẻ vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1m.

- Cách chơi: Lần lượt từng em bật nhảy bằng hai chân vào ô số 1, sau đó bật nhảy chân trái vào ô số 2, rồi bật nhảy chân phải vào ô số 3, nhảy chụm hai chân vào ô số 4, tiếp theo bật nhảy hai chân ra ngoài. Em số 1 nhảy xong đến em số 2 và lần lượt như vậy cho đến hết.

Bạn số 2 thực hiện như bạn số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy thì thắng cuộc.

* Khai thác và sử dụng:

- Căn cứ vào mục đích của trò chơi và nội dung tiết học để sử dụng như một bài tập khởi động, hoặc bài tập phát triển sức mạnh chân và sự khéo léo linh hoạt cho học sinh.

- Trò chơi được sử dụng trong các hoạt động GDNGLL, hoạt động ngoại khóa, trong sinh hoạt đội sao làm phong phú nội dung, nâng cao hiệu quả của các hoạt động, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, giúp đỡ, động viên bạn trong quá trình vui chơi, học tập.

(5). Trò chơi: TÂNG CẦU

* Mục đích:

- Rèn luyện sự khéo léo, chính xác và sức mạnh của tay;

- Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, giúp đỡ, động viên bạn trong quá trình chơi.

* Nội dung và cách chơi:

- Chuẩn bị: Tập hợp thành một vòng tròn hoặc những hàng ngang. Em nọ đứng cách em kia tối thiểu 1,5m. Mỗi em một quả cầu

- Cách chơi:

• Cách 1: Từng em đứng tại chỗ hoặc di chuyển dùng tay hoặc bảng gỗ nhỏ, hoặc vợt bóng bàn… để tâng cầu.

• Cách 2: Đứng theo từng đôi tâng cầu cho nhau.

• Cách 3: Thi tâng cầu tối đa hoặc tâng cầu nhanh hơn trong 1 phút xem ai được số lần nhiều hơn.

* Khai thác và sử dụng:

- Căn cứ vào mục đích của trò chơi và nội dung tiết học để sử dụng như một bài tập phát triển sức mạnh tay và sự khéo léo linh hoạt, chính xác cho học sinh.

- Trò chơi được sử dụng trong các hoạt động GDNGLL, hoạt động ngoại khóa, trong giờ sinh hoạt đội sao làm phong phú nội dung, nâng cao hiệu quả của các hoạt động, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, giúp đỡ, động viên bạn trong quá trình vui chơi, học tập.

(6). Trò chơi: CHẠY TIẾP SỨC

* Mục đích:

- Rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh và phối hợp, tính tập thể;

- Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, giúp đỡ, động viên bạn trong quá trình chơi.

* Nội dung và cách chơi:

- Chuẩn bị: Kẻ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 6-8m. Tập hợp học sinh trong lớp thành 2-4 hàng dọc sau vạch xuất phát, các hàng có số người bằng nhau.

- Cách chơi: Khi có lệnh, các em số 1 của mỗi hàng chạy nhanh vòng qua vạch đích rồi chạy về vạch xuất phát chạm tay hoặc trao cho bạn số 2 một vật…, số 2 nhận xuất phát và thực hiện như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy thì thắng cuộc.

- Các trường hợp phạm quy:

• Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn chạy trước.

• Không vòng qua cờ.

* Khai thác sử dụng:

- Căn cứ vào mục đích của trò chơi và nội dung tiết học để sử dụng như một bài rèn luyện kỹ năng vận động, phát triển sức nhanh và sự phối hợp trong sinh hoạt tập thể.

- Trò chơi được sử dụng trong các hoạt động GDNGLL, hoạt động ngoại khóa, trong sinh hoạt đội sao làm phong phú nội dung, nâng cao hiệu quả của các hoạt động, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, giúp đỡ, động viên bạn trong quá trình vui chơi, học tập.

(7). Trò chơi: BẮT VỊT CON

* Mục đích:

- Rèn luyện cho trẻ sự linh hoạt, nhanh nhạy, phối hợp vận động.

- Ý thức tổ chức kỷ luật trong quá trình chơi.

* Nội dung và cách chơi:

- Cách chơi: Giáo viên vẽ 1 vòng tròn to làm ao để trẻ đứng vào bên trong, đóng vai đàn vịt.

- Chọn 3 đến 5 trẻ làm người chăn vịt đứng ngoài vòng tròn.

- Khi người chăn vịt gọi: “vít, vít,vít” và vẫy tay gọi vịt thì các con vịt lên bờ, ra khỏi vòng tròn tiến về người chăn vịt.

- Khi vịt đến gần, giáo viên ra hiệu lệnh: “Bắt vịt con” thì người chăn vịt đuổi theo để bắt vịt. Các con vịt phải chạy nhanh xuống ao, vừa chạy vừa kêu: “Vít, vít, vít…)

- Khi đã xuống ao rồi, vịt con vừa bơi vừa kêu: “vít, vít, vít”. Nếu con vịt nào bị chạm tay vào thì coi như đã bị bắt.Ai bị bắt phải ra ngoài một lần chơi.

Sau vài lần chơi thì giáo viên cho đổi vai chơi.Nhắc nhở trẻ đóng vai vịt phải thường xuyên lên bờ (ra khỏi vòng tròn) như vậy cuộc chơi mới thú vị.

- Luật chơi: Trẻ chỉ được bắt vịt ở ngoài vòng tròn. Ai chạm được vào vai trẻ làm vịt coi như bắt được vịt.

(8). Trò chơi: ÔTÔ VÀ CHIM SẺ

* Mục đích:

- Rèn luyện phản xạ, tập trung vào mục tiêu, sự phối hợp động tác cho nhịp nhàng;

- Ý thức tổ chức kỷ luật trong quá trình chơi.

* Nội dung và cách chơi:

Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị 1 hoặc 2 vòng tròn nhỏ đường kính khoảng 20cm. Giáo viên hướng dẫn quy định chỗ chơi ở giữa sân chơi, vẽ hai cạnh đường giới hạn làm đường ô tô, hai bên là vỉa hè.

Giáo viên hướng dẫn cầm vòng tròn xoay xoay giả làm động tác lái “ô tô”, trẻ giả làm “chim sẻ”.

Các con “chim sẻ” phải nhảy kiếm ăn trên mặt đường, vừa nhảy vừa thỉnh thoảng ngồi xuống giả vờ mổ thóc ăn.

Giáo viên hướng dẫn giả tiếng ô tô kêu “bim bim” và chạy đến. Chim sẻ(trẻ chơi) phải nhanh chân bay(chạy) nhanh lên các vòm cây bên đường(ra ngoài lằn kẻ đường chạy ô tô).

Khi “ô tô” đã chạy qua rồi, “chim sẻ” lại xuống đường vừa nhảy vừa mổ thóc ăn. Sau khi trẻ đã chơi quen, giáo viên hướng dẫn chọn khoảng hai em nhanh nhẹn làm “ô tô”.

- Luật chơi: Khi nghe thấy tiếng còi kêu:”bim, bim” trẻ phải nhảy tránh sang hai bên kia đường.

Chú ý:

- Để trẻ không bị luống cuống khi né tránh, giáo viên hướng dẫn cần phải kêu “bim bim” cho to và chạy chầm chậm khi đến gần bên trẻ.

- Giáo viên hướng dẫn cần phải nhắc nhở các em không được xô đẩy nhau trong khi chơi.

Để cho trò chơi vui nhộn, khi trẻ nhảy khoảng 30 giây thì ô tô nên xuất hiện và kêu «bim bim».

(9). Trò chơi: DI CHUYỂN THĂNG BẰNG

* Mục đích:

- Phát triển khả năng phối hợp vận động, giữ thăng bằng của trẻ.

- Ý thức tổ chức kỷ luật trong quá trình chơi.

* Nội dung và cách chơi:

- Chuẩn bị: Băng keo màu hoặc các bóng thăng bằng

Vẽ một vạch xuất phát và đích, khoảng cách di chuyển từ 10m đến 15m.

Ở giữa khoảng cách di chuyển chúng ta thiết thế các vạch màu khác nhau hoặc bóng thăng bằng.

- Cách chơi:

Cho các bạn xếp thành các hàng dọc, mỗi đội có 3 đến 5 bạn, tiến hành thi đấu di chuyển trên đường thẳng hoặc di chuyển trên bóng thăng bằng. Bạn tiếp theo được phép di chuyển khi bạn đi trước đã hoàn thành cự ly thi đấu

Đội nào có người cuối cùng hoàn thành được hết cự ly di chuyển sớm nhất sẽ thắng

(10). Trò chơi: ĐUA NGỰA

* Mục đích:

- Rèn luyện phản xạ, khả năng mô phỏng, sự phối hợp động tác cho nhịp nhàng;

- Ý thức tổ chức kỷ luật trong quá trình chơi.

* Nội dung và cách chơi:

- Cách chơi: Cho trẻ đứng thành 2-3 tổ. Cô giáo nói: “Các cháu giả làm các con ngựa. Bây giờ chúng ta chơi đua ngựa. Khi chạy, các cháu nhớ làm động tác chạy như ngựa phi bằng cách nâng cao đùi lên. Thi xem ai làm giống ngựa phi nhất và nhanh nhất sẽ là người thắng cuộc”.

- Cho trẻ chạy khoảng 20m rồi quay lại. Mỗi lần 3 cháu của 3 tổ cùng chơi, thi đua xem tổ nào có nhiều con ngựa phi nhanh.

Hướng dẫn một số bài tập tăng cường thể lực cho học sinh tiểu học?

Hướng dẫn một số bài tập tăng cường thể lực cho học sinh tiểu học? (Hình từ Internet)

Hoạt động thể lực của học sinh tiểu học là gì?

Theo tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục 2 Phần 1 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định hoạt động thể lực như sau:

Hoạt động thể lực là bất kỳ chuyển động cơ thể do cơ và xương tạo ra, trong quá trình thực hiện có sự biến đổi làm tăng nhịp tim, nhịp thở và gây tiêu hao năng lượng.

Hoạt động thể lực được thực hiện theo nhiều cách khác nhau như: tham gia vào các công việc lao động hàng ngày, hoạt động vui chơi, luyện tập thể dục thể thao và đi lại…

Các hoạt động thể lực của trẻ em, học sinh bao gồm: trò chơi vận động, vui chơi giải trí, giờ học thể dục, thể thao trường học, các hoạt động trong thời gian nghỉ giữa các tiết học; đi bộ, chạy nhảy hoặc đi xe đạp đến trường và các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại, tập luyện các môn thể thao…

Khuyến cáo hoạt động thể lực đối với học sinh tiểu học?

Theo tiết 1.3 tiểu mục 1 Mục 2 Phần 1 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 khuyến cáo hoạt động thể lực như sau:

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ em cần được tạo điều kiện để tăng cường các hoạt động thể lực ít nhất 60 phút mỗi ngày, có thể chia làm nhiều lần, mỗi lần ít nhất trên 10 phút với sự kết hợp giữa hoạt động cường độ trung bình với cường độ mạnh phù hợp lứa tuổi, giới và các giai đoạn phát triển thể chất và vận động.

Học sinh tiểu học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Sổ sao đỏ dành cho học sinh tiểu học là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thời khóa biểu sáng chiều 2024 học sinh tiểu học mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Học bạ số cấp tiểu học là gì? Triển khai Học bạ số cấp tiểu học năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức dạy học 2-7-35 cấp tiểu học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sổ liên lạc điện tử học sinh là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lớp tiền tiểu học là gì? Quan điểm và nguyên tắc thực hiện dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn một số bài tập tăng cường thể lực cho học sinh tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng mấy đi học lại sau hè 2024 đối với học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin phép nghỉ học cho học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3 mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh tiểu học học môn Lịch sử và Địa lí từ lớp mấy?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;