Tổ chức dạy học 2-7-35 cấp tiểu học là gì?

Nhiệm vụ năm học mới trong đó việc tổ chức dạy học 2-7-35 cấp tiểu học được hiểu như thế nào? Tổ chức dạy học các môn Ngoại Ngữ 1 cấp tiểu học năm học mới?

Tổ chức dạy học 2-7-35 cấp tiểu học là gì?

Tổ chức dạy học 2-7-35: là việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mọi tiết 35 phút là một trong những nhiệm vụ của giáo dục tiểu học năm học 2024-2025.

Cụ thể, căn cứ theo Mục 1 Phần B Công văn 3898/BGDĐT-GDTH năm 2024 hướng dẫn như sau:

*Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn về giáo dục tiểu học đã được Bộ GDĐT ban hành, cụ thể:

- Bảo đảm tỷ lệ 1 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; bảo đảm tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học, hoạt động giáo dục và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo quy định.

- Thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc[5], các môn học tự chọn[6] theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chức các hoạt động củng cố để học sinh hoàn thành nội dung học tập, các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương.

- Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mọi tiết 35 phút; thực hiện kế hoạch dạy học tối thiểu 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần; kế hoạch giáo dục bảo đảm phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình;

Tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học; thời khóa biểu cần được sắp xếp một cách khoa học, bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

- Đối với cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, trên cơ sở dạy học đúng, đủ nội dung và thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình, cơ sở giáo dục tiểu học chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng phù hợp cho môn học tự chọn khi đảm bảo điều kiện thực hiện, hoạt động củng cố và hoạt động giáo dục khác.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú với nội dung, hình thức phù hợp điều kiện thực tế, có sự thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và theo các quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý;

Các hoạt động bán trú được tổ chức trong khoảng thời gian từ sau giờ học buổi sáng đến trước khi bắt đầu giờ học buổi chiều, thông qua hoạt động bán trú góp phần rèn luyện học sinh về kỹ năng sống, các năng lực, phẩm chất cần thiết, tính kỷ luật, tự phục vụ, trách nhiệm, chia sẻ, yêu thương;

Việc tổ chức hoạt động bán trú cần linh hoạt, có thể bao gồm các hoạt động: tổ chức ăn trưa, ngủ trưa, vui chơi, giải trí,...cho học sinh; tổ chức ăn trưa, bán trú phải bảo đảm các quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe cho học sinh.

- Tổ chức các hoạt động cho học sinh ngoài giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhà;

Căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh, có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng...) tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí; việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tổ chức dạy học 2-7-35 cấp tiểu học là gì?

Tổ chức dạy học 2-7-35 cấp tiểu học là gì? (Hình từ Internet)

Tổ chức dạy học các môn Ngoại Ngữ 1 cấp tiểu học năm học 2024-2025 ra sao?

Cụ thể, căn cứ theo tiểu mục 3 Mục 1 Phần B Công văn 3898/BGDĐT-GDTH năm 2024 hướng dẫn như sau:

*Tổ chức dạy học các môn Ngoại ngữ 1, Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

- Đối với lớp 1 và lớp 2: tiếp tục triển khai Chương trình môn tiếng Anh tự chọn bảo đảm các yêu cầu được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

Đối với các ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh, gồm tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc đã được Bộ GDĐT ban hành chương trình, căn cứ vào điều kiện triển khai của cơ sở giáo dục và nhu cầu của học sinh và cha mẹ học sinh, cơ sở giáo dục chủ động thực hiện dạy học tự chọn ở lớp 1 và lớp 2 và thực hiện lựa chọn tài liệu dạy học theo quy định của Bộ GDĐT.

Khi triển khai dạy học tự chọn Ngoại ngữ 1 ở lớp 1, lớp 2 cần chú ý bảo đảm tính liên thông với môn ngoại ngữ thực hiện bắt buộc từ lớp 3.

Thời lượng dạy học phù hợp với hình thức học làm quen ban đầu, không gây quá tải cho học sinh; thực hiện kiểm tra đánh giá, trong đó chú trọng đánh giá thường xuyên để hỗ trợ học tập, không dùng kết quả đánh giá để xét lên lớp;

Việc học tự chọn Ngoại ngữ 1 ở lớp 1, lớp 2 phải được thể hiện trong kế hoạch giáo dục của nhà trường theo quy định.

- Đối với lớp 3, lớp 4 và lớp 5: triển khai thực hiện các giải pháp để tổ chức dạy học môn Ngoại ngữ 1 bắt buộc; lựa chọn trong các môn Ngoại ngữ 1 đã có đủ điều kiện triển khai phù hợp với khả năng tổ chức của các cơ sở giáo dục, nhu cầu của học sinh và cha mẹ học sinh, bảo đảm tính liên thông và theo các yêu cầu được quy định trong chương trình các môn ngoại ngữ và các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT.

- Triển khai sử dụng Hệ thống học liệu tiếng Anh trên máy tính và trực tuyến cấp tiểu học theo Kế hoạch số 160/KH-BGDĐT bảo đảm chất lượng, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng đáp ứng của địa phương.

- Khuyến khích các cơ sở giáo dục thực hiện xã hội hóa theo tinh thần tự nguyện trong dạy học ngoại ngữ để tăng cường thời lượng học; dạy học ngoại ngữ qua các chủ đề Toán và Khoa học; dạy học một số môn học bằng tiếng nước ngoài.

Tăng cường tổ chức cho giáo viên, học sinh học ngoại ngữ qua truyền hình, các phương tiện truyền thông, các nguồn học liệu phù hợp khác.

Đẩy mạnh thực hành ngoại ngữ qua các hoạt động như đọc truyện, hoạt động trải nghiệm, tạo môi trường ngoại ngữ ngoài lớp học, các sân chơi, giao lưu cho học sinh theo chỉ đạo của Bộ GDĐT.

Tăng cường đổi mới công tác quản lý giáo dục cấp tiểu học ra sao?

Cụ thể, căn cứ theo Mục 4 Phần B Công văn 3898/BGDĐT-GDTH năm 2024 hướng dẫn như sau:

- Tiếp tục triển khai thực hiện đổi mới công tác quản lý trong các cơ sở giáo dục tiểu học theo quy định, trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả các nội dung sau:

+ Đẩy mạnh sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn trong các cơ sở giáo dục tiểu học; thực hiện nhập số liệu, khai thác, sử dụng thống nhất dữ liệu toàn ngành về trường, lớp, học sinh, giáo viên, trường chuẩn quốc gia và các thông tin khác trong quản lý, báo cáo.

+ Tiếp tục thực hiện tinh giản hồ sơ, sổ sách trong nhà trường.

+ Quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo theo quy định, trong đó thực hiện nghiêm việc lạm dụng vị trí công tác của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động học sinh hoặc cha mẹ học sinh mua xuất bản phẩm tham khảo.

- Tăng cường quản lý việc thực hiện các liên kết giáo dục với nước ngoài có sử dụng các chương trình giáo dục tích hợp đã được Bộ GDĐT thẩm định, phê duyệt và cho phép thực hiện.

Không để các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài khi chưa đảm bảo điều kiện triển khai.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo, trong đó chú trọng các nội dung kiểm tra: việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chức lựa chọn sách giáo khoa, quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo; công tác quản lý hoạt động dạy học.

Công tác quản lý các cơ sở giáo dục tiểu học tư thục, các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, các chương trình giáo dục tích hợp, chương trình giáo dục của nước ngoài, chương trình giáo dục bằng tiếng nước ngoài; nội dung giáo dục bắt buộc dành cho học sinh Việt Nam tại các cơ sở giáo dục tư thục có vốn đầu tư nước ngoài.

Học sinh tiểu học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về suất ăn bán trú của học sinh tiểu học? Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm về nơi chế biến thức ăn?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ phép học sinh là mẫu nào? Học sinh xin nghỉ học được mấy buổi trong 1 năm học?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh tiểu học học môn Lịch sử và Địa lí từ lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu học bạ đối với học sinh tiểu học khuyết tật tại các cơ sở giáo dục đặc biệt thực hiện theo quy định nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sổ sao đỏ dành cho học sinh tiểu học là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thời khóa biểu sáng chiều 2024 học sinh tiểu học mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Học bạ số cấp tiểu học là gì? Triển khai Học bạ số cấp tiểu học năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức dạy học 2-7-35 cấp tiểu học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sổ liên lạc điện tử học sinh là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lớp tiền tiểu học là gì? Quan điểm và nguyên tắc thực hiện dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một ra sao?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 347

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;