Học cao đẳng ngành lập trình máy tính có thể làm việc tại các vị trí nào?
- Ngành lập trình máy tính trình độ cao đẳng là gì?
- Học cao đẳng ngành lập trình máy tính có thể làm việc tại các vị trí nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành lập trình máy tính trình độ cao đẳng thì sinh viên có được tối thiểu những kiến thức nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành lập trình máy tính trình độ cao đẳng thì sinh viên có được tối thiểu những ký năng gì?
Ngành lập trình máy tính trình độ cao đẳng là gì?
Theo quy định tại tiểu mục 1 Mục A Phần 3 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH thì:
Lập trình máy tính trình độ cao đẳng là ngành, nghề đảm nhiệm việc sử dụng các ngôn ngữ và công cụ lập trình tiên tiến để phân tích, thiết kế, phát triển và bảo trì các phần mềm ứng dụng; vận dụng các thuật toán và sử dụng công nghệ lập trình để tạo ra các sản phẩm theo nhu cầu khách hàng; phát triển mới một ứng dụng, nâng cấp và sửa chữa các ứng dụng có sẵn, xây dựng các chức năng xử lý, nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các nhiệm vụ chính của ngành, nghề Lập trình máy tính như:
- Khảo sát các yêu cầu khách hàng;
- Phân tích các yêu cầu khách hàng;
- Cung cấp giải pháp, dịch vụ, sản phẩm phần mềm cho khách hàng;
- Phát triển phần mềm ứng dụng với các công nghệ lập trình tiên tiến;
- Lập trình cơ sở dữ liệu;
- Lập trình ứng dụng trên thiết bị di động;
- Lập trình web;
- Kiểm thử phần mềm;
- Triển khai và xử lý sự cố trong khi vận hành phần mềm ứng dụng.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.160 Giờ (tương đương 85 tín chỉ)
Học cao đẳng ngành lập trình máy tính có thể làm việc tại các vị trí nào? (Hình từ Internet)
Học cao đẳng ngành lập trình máy tính có thể làm việc tại các vị trí nào?
Theo quy định tại tiểu mục 5 Mục A Phần 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH thì vị trí việc làm của sinh viên ngành lập trình máy tính trình độ cao đẳng có thể làm sau khi tốt nghiệp gồm các vị trí sau:
- Lập trình cơ sở dữ liệu;
- Phát triển phần mềm;
- Lập trình trên thiết bị di động;
- Lập trình Web;
- Kiểm thử phần mềm;
- Dịch vụ khách hàng.
Sau khi tốt nghiệp ngành lập trình máy tính trình độ cao đẳng thì sinh viên có được tối thiểu những kiến thức nào?
Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục A Phần 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH thì sinh viên ngành lập trình máy tính trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải có được tối thiểu những kiến thức sau:
- Giải thích được các kiến thức cơ bản về máy tính; Công nghệ thông tin (CNTT) và các thuật ngữ chuyên ngành.
- Trình bày được các thông số về hệ điều hành, phần cứng, phần mềm máy tính; An ninh an toàn thông tin;
- Trình bày được kiến thức về hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các phiên bản và tính năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu; Quy trình phân tích và xây dựng cơ sở dữ liệu.
- Trình bày được các kỹ thuật lập bảng khảo sát, bảng câu hỏi lấy yêu cầu từ khách hàng chuẩn bị cho xây dựng phần mềm ứng dụng;
- Trình bày được quy trình, phương thức phân tích và thiết kế phần mềm;
- Trình bày được phương pháp lập trình với các công nghệ tiên tiến (như .Net, Java,…);
- Phân tích và lập nội dung các nhu cầu sử dụng dữ liệu của khách hàng trong việc lập báo cáo.
- Trình bày được quy trình, phương thức phân tích và thiết kế ứng dụng trên thiết bị di động;
- Mô tả được các thói quen sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động của khách hàng;
- Trình bày các kỹ thuật lập trình trên nền tảng thiết bị di động với các công nghệ tiên tiến (như Android, IOS,…);
- Trình bày được phương pháp lập trình ứng dụng web;
- Trình bày các kỹ thuật lập trình ứng dụng web trên nền máy tính và thiết bị di động;
- Trình bày được quy trình phát triển phần mềm và quy trình kiểm thử; Các kỹ thuật kiểm thử phần mềm;
- Trình bày được cách sử dụng dữ liệu kiểm thử, trường hợp kiểm thử phần mềm; Các giai đoạn kiểm thử, các hình thức kiểm thử phần mềm;
- Quản lý được dự án phần mềm;
- Giải thích được về luật pháp CNTT; an toàn thông tin; sở hữu trí tuệ;
- Xác định được quy trình bàn giao ca, ghi nhật ký công việc;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Sau khi tốt nghiệp ngành lập trình máy tính trình độ cao đẳng thì sinh viên có được tối thiểu những ký năng gì?
Theo quy định tại tiểu mục 3 Mục A Phần 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH thì sinh viên ngành lập trình máy tính trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải có được tối thiểu những kỹ năng sau:
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;
- Cài đặt được hệ điều hành và các ứng dụng phần mềm máy tính;
- Cài đặt được hệ quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ công tác lập trình; Sao lưu, phục hồi, truy vấn và bảo mật cơ sở dữ liệu;
- Lập được bảng nội dung phân tích yêu cầu khách hàng để phát triển phần mềm;
- Sử dụng được các công cụ hỗ trợ mô hình hóa yêu cầu khách hàng;
- Sử dụng được các công cụ lập trình công nghệ tiên tiến;
- Phát triển được hoàn chỉnh phần mềm ứng dụng trên nền tảng;
- Sử dụng được các công cụ, kỹ thuật phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu cho ứng dụng trên thiết bị di động;
- Sử dụng được các công cụ lập trình trên nền tảng di động; Phát triển hoàn chỉnh ứng dụng trên nền tảng di động.
- Sử dụng được các công cụ hỗ trợ thiết kế giao diện web;
- Lập trình được ứng dụng web trên nền máy tính và thiết bị di động;
- Sử dụng được các công cụ hỗ trợ triển khai ứng dụng web;
- Quản trị được website về giới thiệu sản phẩm, thương mại điện tử;
- Ghi được nhật ký cũng như báo cáo công việc, tiến độ công việc;
- Thực hiện được các biện pháp vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động;
- Giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống;
- Tối ưu hóa sự rò rỉ và mất dữ liệu trong khi làm nhiệm vụ; thiết lập tối ưu hóa cấu hình hoạt động giúp tiết kiệm năng lực xử lý và điện năng của hệ thống máy tính;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?