Hình thức đào tạo cao đẳng là gì? Trường cao đẳng có mấy loại hình?

Theo quy định hiện nay thì hiểu như thế nào về hình thức đào tạo cao đẳng là gì? Các loại hình tổ chức của trường cao đẳng ra sao?

Hình thức đào tạo cao đẳng là gì? Trường cao đẳng có mấy loại hình?

Căn cứ theo Điều 35 Luật Giáo dục 2019 có quy định như sau:

Các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người học, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Từ đó, có thể suy ra rằng cao đẳng thuộc một trong các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp. Là một hình thức đào tạo sau khi tốt nghiệp THPT và thấp hơn cấp bậc Đại học.

Bên cạnh đó, tại Điều 5 Điều lệ trường cao đẳng, ban hành kèm theo Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH thì trường cao đẳng có các loại hình như sau:

- Trường cao đẳng công lập;

- Trường cao đẳng tư thục;

- Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.

Bên cảnh đó thì, cơ quan chủ quản trường cao đẳng công lập bao gồm:

- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;

- Đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

Hình thức đào tạo cao đẳng là gì? Trường cao đẳng có mấy loại hình?

Hình thức đào tạo cao đẳng là gì? Trường cao đẳng có mấy loại hình? (Hình từ Internet)

16 nhiệm vụ của trường cao đẳng ra sao?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Điều lệ trường cao đẳng, ban hành kèm theo Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH 16 nhiệm vụ của trường cao đẳng như sau:

[1] Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

[2] Tổ chức biên soạn, xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo, học liệu đối với từng ngành, nghề đào tạo của trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

[3] Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

[4] Tổ chức các hoạt động đào tạo; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; in phôi, quản lý, cấp phát bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe và đào tạo các ngành, nghề đặc thù theo quy định của Chính phủ;

[5] Quản lý người học, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ và các hoạt động giáo dục toàn diện khác cho người học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

[6] Tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp, việc làm cho người học và tổ chức hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp theo quy định của pháp luật;

[7] Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng đối với lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật và các chính sách khác theo quy định của pháp luật;

[8] Tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động của trường bảo đảm đủ về số lượng, phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật;

[9] Cử hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của trường học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;

[10] Phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp; tổ chức cho đội ngũ nhà giáo, người học tham quan, thực tập tại doanh nghiệp và hỗ trợ giải quyết việc làm cho người học theo quy định của pháp luật;

[11] Phối hợp với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên để tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh vào học các trình độ của giáo dục nghề nghiệp;

[12] Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ về giáo dục nghề nghiệp, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương;

[13] Thực hiện dân chủ, công khai theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào thực tiễn giảng dạy, tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp cho người học. Có cơ chế để người học tham gia đánh giá hoạt động đào tạo; nhà giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của nhà trường;

[14] Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính, tài sản của trường theo quy định của pháp luật;

[15] Cung cấp dữ liệu về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp của trường để xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định;

[16] Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trường cao đẳng có quyền nhận huy động tài trợ hay không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Điều lệ trường cao đẳng, ban hành kèm theo Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH về quyền hạn của trường cao đẳng như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của trường cao đẳng
...
2. Quyền hạn:
...
m) Sử dụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ và dịch vụ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, chi cho các hoạt động đào tạo, bổ sung nguồn tài chính của trường và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật;
n) Huy động, nhận tài trợ, quản lý và sử dụng nguồn huy động, tài trợ theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động của trường;
o) Quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý và sử dụng nguồn tài chính theo quy định của pháp luật;
...

Theo đó, việc huy động nhận tài trợ theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động của trường là một trong những quyền của trường cao đẳng.

Vì vậy trường cao đẳng hoàn toàn có thể huy động nhận tài trợ thực hiện các hoạt động của trường.

Trường cao đẳng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Địa vị pháp lý của trường cao đẳng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức đào tạo cao đẳng là gì? Trường cao đẳng có mấy loại hình?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban đánh giá công tác học sinh sinh viên trường trung cấp do ai thành lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường cao đẳng có tư cách pháp nhân hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên giảng dạy trường cao đẳng phải có trình độ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị miễn giảm học phí cho sinh viên trường cao đẳng?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời khóa biểu được hiểu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động đào tạo trong trường cao đẳng gồm những nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều lệ trường cao đẳng mới nhất ra sao? Điều lệ trường cao đẳng do ai ban hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà giáo trong trường cao đẳng có phải giảng viên không? Chức danh của nhà giáo trong trường cao đẳng ra sao?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 42
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;