Hằng đẳng thức bậc 3 có công thức như thế nào? Đánh giá kết quả giáo dục môn Toán phổ thông như thế nào?
Hằng đẳng thức bậc 3 có công thức như thế nào?
Hằng đẳng thức bậc 3 là những công thức biến đổi đặc biệt liên quan đến các biểu thức có dạng lập phương của một tổng hoặc một hiệu. Thường được sử dụng để rút gọn biểu thức hoặc giải các phương trình.
Các hằng đẳng thức bậc 3 cơ bản: Lập phương của một tổng: (a + b)³ = a³ + 3a²b + 3ab² + b³ Lập phương của một hiệu: (a - b)³ = a³ - 3a²b + 3ab² - b³ Một số hằng đẳng thức mở rộng: Tổng hai lập phương: a³ + b³ = (a + b)(a² - ab + b²) Hiệu hai lập phương: a³ - b³ = (a - b)(a² + ab + b²) Ví dụ minh họa: Ví dụ 1: Tính (x + 2)³ Áp dụng hằng đẳng thức lập phương của một tổng, ta có: (x + 2)³ = x³ + 3.x².2 + 3.x.2² + 2³ = x³ + 6x² + 12x + 8 Ví dụ 2: Phân tích đa thức x³ - 8 thành nhân tử Ta nhận thấy 8 = 2³. Áp dụng hằng đẳng thức hiệu hai lập phương, ta có: x³ - 8 = x³ - 2³ = (x - 2)(x² + 2x + 4) |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.
Hằng đẳng thức bậc 3 có công thức như thế nào? Đánh giá kết quả giáo dục môn Toán phổ thông như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời lượng thực hiện chương trình môn Toán ở các lớp thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BG/DĐT, thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp như sau:
Lớp | Lớp 1 | Lớp 2 | Lớp 3 | Lớp 4 | Lớp 5 | Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
Số tiết | 105 | 175 | 175 | 175 | 175 | 140 | 140 | 140 | 140 | 105 | 105 | 105 |
Riêng ở cấp trung học phổ thông, mỗi lớp có thêm 35 tiết/năm học cho các chuyên đề học tập lựa chọn.
Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu của học sinh khi học môn Toán thế nào?
Căn cứ Mục 6 Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BG/DĐT, thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, môn Toán góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác giúp học sinh rèn luyện tính trung thực, tình yêu lao động, tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập, thói quen đọc sách và ý thức tìm tòi, khám phá khoa học.
Đánh giá kết quả giáo dục môn Toán phổ thông như thế nào?
Căn cứ theo Mục 7 Chương trình giáo dục phổ thông môn toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:
- Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục môn Toán là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự phát triển năng lực và sự tiến bộ của học sinh trên cơ sở yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp học, cấp học;
Điều chỉnh các hoạt động dạy học, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
- Vận dụng kết hợp nhiều hình thức đánh giá (đánh giá quá trình, đánh giá định kì), nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra viết, bài tập thực hành, các dự án/sản phẩm học tập, thực hiện nhiệm vụ thực tiễn,...) và vào những thời điểm thích hợp.
- Đánh giá quá trình (hay đánh giá thường xuyên) do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, kết hợp với đánh giá của giáo viên các môn học khác, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp hoặc đánh giá của cha mẹ học sinh.
Đánh giá quá trình đi liền với tiến trình hoạt động học tập của học sinh, tránh tình trạng tách rời giữa quá trình dạy học và quá trình đánh giá, bảo đảm mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ trong học tập của học sinh.
- Đánh giá định kì (hay đánh giá tổng kết) có mục đích chính là đánh giá việc thực hiện các mục tiêu học tập.
Kết quả đánh giá định kì và đánh giá tổng kết được sử dụng để chứng nhận cấp độ học tập, công nhận thành tích của học sinh.
Đánh giá định kì do cơ sở giáo dục tổ chức hoặc thông qua các kì kiểm tra, đánh giá quốc gia.
- Đánh giá định kì còn được sử dụng để phục vụ quản lí các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng ở cơ sở giáo dục và phục vụ phát triển chương trình môn Toán.
- Đánh giá năng lực học sinh thông qua các bằng chứng biểu hiện kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các hành động của học sinh.
Tiến trình đánh giá gồm các bước cơ bản như: xác định mục đích đánh giá; xác định bằng chứng cần thiết; lựa chọn các phương pháp, công cụ đánh giá thích hợp; thu thập bằng chứng; giải thích bằng chứng và đưa ra nhận xét.
- Chú trọng việc lựa chọn phương pháp, công cụ đánh giá các thành tố của năng lực toán học. Cụ thể:
+ Đánh giá năng lực tư duy và lập luận toán học: có thể sử dụng một số phương pháp, công cụ đánh giá như các câu hỏi (nói, viết), bài tập,... mà đòi hỏi học sinh phải trình bày, so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức;
Phải vận dụng kiến thức toán học để giải thích, lập luận.
+ Đánh giá năng lực mô hình hoá toán học: lựa chọn những tình huống trong thực tiễn làm xuất hiện bài toán toán học.
Từ đó, đòi hỏi học sinh phải xác định được mô hình toán học (gồm công thức, phương trình, bảng biểu, đồ thị,...) cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn;
Giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập; thể hiện và đánh giá được lời giải trong ngữ cảnh thực tiễn và cải tiến được mô hình nếu cách giải quyết không phù hợp.
+ Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học: có thể sử dụng các phương pháp như yêu cầu người học nhận dạng tình huống, phát hiện và trình bày vấn đề cần giải quyết;
Mô tả, giải thích các thông tin ban đầu, mục tiêu, mong muốn của tình huống vấn đề đang xem xét; thu thập, lựa chọn, sắp xếp thông tin và kết nối với kiến thức đã có;
Sử dụng các câu hỏi (có thể yêu cầu trả lời nói hoặc viết) đòi hỏi người học vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề, đặc biệt các vấn đề thực tiễn; sử dụng phương pháp quan sát (như bảng kiểm theo các tiêu chí đã xác định), quan sát người học trong quá trình giải quyết vấn đề;
Đánh giá qua các sản phẩm thực hành của người học (chẳng hạn sản phẩm của các dự án học tập); quan tâm hợp lí đến các nhiệm vụ đánh giá mang tính tích hợp.
+ Đánh giá năng lực giao tiếp toán học: có thể sử dụng các phương pháp như yêu cầu người học nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép (tóm tắt), phân tích, lựa chọn, trích xuất được được các thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong văn bản nói hoặc viết;
Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường trong việc trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác.
+ Đánh giá năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: có thể sử dụng các phương pháp như yêu cầu người học nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản, ưu điểm, hạn chế của các công cụ, phương tiện học toán;
Trình bày được cách sử dụng (hợp lí) công cụ, phương tiện học toán để thực hiện nhiệm vụ học tập hoặc để diễn tả những lập luận, chứng minh toán học.
Khi giáo viên lên kế hoạch bài học, cần thiết lập các tiêu chí và cách thức đánh giá để bảo đảm ở cuối mỗi bài học học sinh đạt được các yêu cầu cơ bản dựa trên các tiêu chí đã nêu, trước khi thực hiện các hoạt động học tập tiếp theo.
- Nguyên nhân gây lác mắt là gì? 3 hình thức đánh giá chủ yếu môn Sinh học là gì?
- Đáp án tập huấn Bồi dưỡng bình đẳng giới? Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được thể hiện như thế nào?
- Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 diễn ra trong thời gian nào?
- Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
- Ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào?
- Tật khúc xạ phổ biến nhất hiện nay là gì? 3 Quan điểm xây dựng chương trình môn Sinh học là gì?
- Tật khúc xạ học đường bao gồm? Việc tổ chức các hoạt động quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh ở học đường được quy định như thế nào?
- Soạn bài Trong mắt trẻ tóm tắt? Học Ngữ văn lớp 8 cần nhận biết một số nét khái quát về lịch sử văn học Việt Nam?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh cấp tiểu học 2024?
- Thể lệ IOE năm học 2024 2025? Học sinh lớp 3 có được tham gia IOE năm học 2024 2025?