Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên, tiền thân của QĐND Việt Nam ra đời và Chi bộ đảng đầu tiên cũng đồng thời được thành lập. Do vậy, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam cũng đồng thời là Ngày truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên của cơ quan Tổng cục Chính trị, cũng như đội ngũ cán bộ chính trị, cơ quan chính trị các cấp trong toàn quân đã lập nhiều thành tích xuất sắc, bằng trí tuệ, công sức và cả máu của mình đã góp phần xứng đáng cùng toàn quân viết nên truyền thống vẻ vang của Tổng cục Chính trị và công tác Đảng, công tác chính trị gắn với truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng.
Theo đó, truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là: Trung thành, kiên định; gương mẫu, tiêu biểu; nguyên tắc, dân chủ; chủ động, sáng tạo; nhạy bén, sắc sảo; đoàn kết thống nhất; quyết chiến, quyết thắng.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 10 Thông tư 99/2019/TT-BQP có quy định về trách nhiệm của Tổng cục Chính Trị Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương.
- Chỉ đạo các cơ quan cơ quan thuộc quyền thực hiện công tác quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao với các nội dung:
+ Chỉ đạo, hướng dẫn công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục phổ biến đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng ở bộ, ngành, Trung ương, địa phương; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh;
+ Tham mưu bố trí, sử dụng, quản lý sĩ quan biệt phái thực hiện công tác quốc phòng; thẩm định, đề xuất phong quân hàm sĩ quan dự bị đối với học viên tốt nghiệp đào tạo cán bộ quân sự ban chỉ huy quân sự cấp xã và các đối tượng được đào tạo khác theo quy định của pháp luật;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bí mật Nhà nước, Quân đội; thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách đối với sĩ quan biệt phái; công tác thi đua, khen thưởng trong thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, ngành trung ương, địa phương.
Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? (Hình ảnh từ Internet)
Hiện nay, có bao nhiêu trường học trực thuộc Bộ Quốc phòng; thuộc tổng cục, quân chủng, binh chủng Việt Nam?
Dưới đây là các trường học trực thuộc Bộ Quốc phòng; thuộc tổng cục, quân chủng, binh chủng Việt Nam:
(1) Các trường trực thuộc Bộ Quốc phòng
TT | Tên trường | Ngày truyền thống | Địa chỉ |
1 | Học viện Quốc phòng | 03/01/1977 | Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, thành phố Hà Nội |
2 | Học viện Chính trị | 25/10/1951 | Đường Ngô Quyền, Hà Đông, thành phố Hà Nội |
3 | Học viện Lục quân | 07/07/1946 | Phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng |
4 | Học viện Kỹ thuật quân sự | 28/10/1966 | Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội |
5 | Học viện Hậu cần | 15/06/1951 | Phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. |
6 | Học viện Quân y | 10/03/1949 | Đường Phùng Hưng, Hà Đông, thành phố Hà Nội |
7 | Trường Sĩ quan Lục quân 1 (Trường Đại học Trần Quốc Tuấn) | 15/04/1945 | Xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội |
8 | Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Trường Đại học Nguyễn Huệ) | 27/08/1961 | Xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai |
9 | Trường Sĩ quan Chính trị (Trường Đại học Chính trị) | 14/01/1976 | Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh |
(2) Các trường thuộc các tổng cục, quân chủng, binh chủng
TT | Tên trường | Ngày truyền thống | Địa chỉ |
1 | Học viện Khoa học Quân sự | 10/06/1957 | Đường Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội. |
2 | Học viện Hải quân | 26/04/1955 | - Đường Trần Phú, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. |
3 | Học viện Phòng không - Không quân | 16/07/1964 | Xã Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. |
4 | Học viện Biên phòng | 20/05/1963 | Phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. |
5 | Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật quân đội | 23/09/1955 | Đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. |
6 | Trường Sĩ quan Không quân | 20/08/1959 | Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. |
7 | Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp | 10/04/1973 | Đường Vĩnh Yên, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. |
8 | Trường Sĩ quan Thông tin | 20/07/1967 | Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. |
9 | Trường Sĩ quan Công binh | 26/12/1955 | Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. |
10 | Trường Sĩ quan Phòng hóa | 21/09/1976 | Xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. |
11 | Trường Sĩ quan Pháo binh | 18/02/1957 | Xã Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. |
12 | Trường Sĩ quan Đặc công | 20/07/1967 | Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội |
13 | Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Trường Đại học Trần Đại Nghĩa) | 27/05/1978 | Đường Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh |
(Theo Sách trắng Quốc phòng Việt Nam)
Sách trắng Quốc phòng Việt Nam...Tải về
Đối tượng tham gia đào tạo cán bộ cho Quân đội nhân dân Việt Nam tại các trường ngoài quân đội?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 73/2005/NĐ-CP về đào tạo cán bộ cho Quân đội nhân dân Việt Nam tại các trường ngoài quân đội, bao gồm:
(1) Thanh niên ngoài quân đội, quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học trong quân đội theo Quy chế tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có đủ tiêu chuẩn, điều kiện do Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thì được xét chuyển sang đào tạo ở các trường ngoài quân đội thuộc những ngành, chuyên ngành có cùng khối thi.
(2) Thiếu sinh quân, quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng là người dân tộc thiểu số có đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì được cử tuyển vào đào tạo cao đẳng, đại học tại các trường ngoài quân đội, thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 43/2000/NĐ-CP (văn bản đã hết hiệu lực).
(3) Cán bộ quân đội tốt nghiệp đại học các trường trong quân đội được đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập sinh khoa học, nghiên cứu chuyên đề tại các trường ngoài quân đội theo quy chế tuyển sinh hiện hành.
(4) Sinh viên, học viên đang học tại các trường ngoài quân đội, có học lực khá, giỏi và ngành học phù hợp với yêu cầu của quân đội, được tuyển chọn để tiếp tục đào tạo trình độ cao hơn theo yêu cầu của quân đội.
Các đối tượng quy định tại khoản (1), (2), (3), (4) được đào tạo tại trường ngoài quân đội, sau đây gọi chung là học viên quân đội.
- Mẫu biên bản họp phụ huynh cuối học kì 1 2024 2025? Họp phụ huynh bao nhiêu lần trong năm?
- 3+ bài văn biểu cảm về mẹ lớp 7 điểm cao? Ban đại điện cha mẹ học sinh lớp phải có bao nhiêu thành viên?
- Forecast speaking quý 1 2025 - Bộ đề dự đoán đi kèm bài mẫu chi tiết? Chứng chỉ IELTS bao nhiêu thì được miễn thi môn ngoại ngữ kỳ thi THPT quốc gia?
- Mẫu suy nghĩ của em về ý kiến cần biết lựa chọn sách để đọc lớp 8? Tính điểm trung bình môn Ngữ văn lớp 8 thế nào?
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày ý kiến tán thành? Môn Ngữ văn lớp 7 học viết những loại văn bản nào?
- Sở Giáo dục TPHCM thưởng tết giáo viên 2025 1.8 triệu đồng/người?
- Top 15 Viết đoạn văn tả người lớp 5? Có bao nhiêu mức đánh giá kết quả giáo dục học sinh lớp 5?
- Soạn bài Buổi học cuối cùng? Yêu nước có phải là phẩm chất chủ yếu của học sinh lớp 7?
- Top 20 bài thơ chúc Tết 2025 Ất Tỵ hay và ý nghĩa nhất? Sau khi nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 thì khung kế hoạch giáo dục phổ thông như thế nào?
- Kịch bản lời dẫn MC tiệc tất niên cuối năm 2025? Chính sách đối với nhà giáo hiện nay như thế nào?