Ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào?
Ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 99/2019/TT-BQP Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền thực hiện công tác quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao với các nội dung:
- Tham gia thẩm định các dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, kế hoạch phòng thủ dân sự;
- Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng củng cố thế trận quốc phòng, xây dựng và hoạt động phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ;
- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, tuyển sinh quân sự; xây dựng, huy động lực lượng, phương tiện dự bị động viên và động viên công nghiệp; tham mưu thành lập, giải thể trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc các nhà trường Quân đội;
- Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch, tập huấn, huấn luyện, luyện tập, diễn tập, kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc việc thực hiện công tác quốc phòng bộ, ngành Trung ương, địa phương;
Ngày 7 tháng 9 năm 1945, chỉ hơn một tuần sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 47 để thành lập Bộ Tổng Tham mưu Quân đội quốc gia Việt Nam (nay là Quân đội nhân dân Việt Nam). Đây là một bước đi chiến lược quan trọng, đặt nền móng cho việc tổ chức và chỉ đạo các hoạt động quân sự, đảm bảo sự chủ động trong việc bảo vệ nền độc lập non trẻ.
Vì vậy, ngày 7 tháng 9 năm 1945 được ghi nhận là ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào? (Hình từ Internet)
Môn Lịch sử cấp trung học phổ thông có đặc điểm là gì?
Căn cứ mục I Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về đặc điểm môn Lịch sử cấp trung học phổ thông như sau:
- Lịch sử là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông.
- Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể.
- Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.
- Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.
- Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hoá dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông,...
- Chương trình môn Lịch sử hệ thống hoá, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại.
Yêu cầu cần đạt khi học môn Lịch sử cấp trung học phổ thông ra sao?
Căn cứ mục IV Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về những yêu cầu mà học sinh THPT cần đạt khi học môn Lịch sử như sau:
(1) Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
Môn Lịch sử góp phần hình thành, phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.
(2) Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử trên nền tảng kiến thức cơ bản và nâng cao về lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thống chủ đề, chuyên đề về lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, văn minh. Năng lực lịch sử có các thành phần là: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Các biểu hiện cụ thể của năng lực lịch sử như sau:
- Tìm hiểu lịch sử gồm:
+ Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.
+ Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể.
- Nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử.
+ Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
- Mẫu biên bản họp phụ huynh cuối học kì 1 2024 2025? Họp phụ huynh bao nhiêu lần trong năm?
- 3+ bài văn biểu cảm về mẹ lớp 7 điểm cao? Ban đại điện cha mẹ học sinh lớp phải có bao nhiêu thành viên?
- Forecast speaking quý 1 2025 - Bộ đề dự đoán đi kèm bài mẫu chi tiết? Chứng chỉ IELTS bao nhiêu thì được miễn thi môn ngoại ngữ kỳ thi THPT quốc gia?
- Mẫu suy nghĩ của em về ý kiến cần biết lựa chọn sách để đọc lớp 8? Tính điểm trung bình môn Ngữ văn lớp 8 thế nào?
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày ý kiến tán thành? Môn Ngữ văn lớp 7 học viết những loại văn bản nào?
- Sở Giáo dục TPHCM thưởng tết giáo viên 2025 1.8 triệu đồng/người?
- Top 15 Viết đoạn văn tả người lớp 5? Có bao nhiêu mức đánh giá kết quả giáo dục học sinh lớp 5?
- Soạn bài Buổi học cuối cùng? Yêu nước có phải là phẩm chất chủ yếu của học sinh lớp 7?
- Top 20 bài thơ chúc Tết 2025 Ất Tỵ hay và ý nghĩa nhất? Sau khi nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 thì khung kế hoạch giáo dục phổ thông như thế nào?
- Kịch bản lời dẫn MC tiệc tất niên cuối năm 2025? Chính sách đối với nhà giáo hiện nay như thế nào?