Giáo dục chuyên biệt được thực hiện khi nào?
Giáo dục chuyên biệt là gì?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
2. Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.
3. Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.
4. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục.
5. Giáo dục chuyên biệt là phương thức giáo dục dành riêng cho người khuyết tật trong cơ sở giáo dục.
...
Như vậy, giáo chuyên biệt là phương thức giáo dục dành riêng cho người khuyết tật trong cơ sở giáo dục.
Giáo dục chuyên biệt là gì? Giáo dục chuyên biệt được thực hiện khi nào? (Hình từ Internet)
Giáo dục chuyên biệt được thực hiện khi nào?
Căn cứ tại Điều 28 Luật Người khuyết tật 2010 quy định như sau:
Phương thức giáo dục người khuyết tật
1. Phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt.
2. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật.
Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
3. Người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết tật. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để người khuyết tật được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân.
Nhà nước khuyến khích người khuyết tật tham gia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
Như vậy, giáo dục chuyên biệt được thực hiện khi chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
Quan điểm và mục tiêu lập quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt tầm nhìn đến 2050 ra sao?
Theo Điều 1 Quyết định 427/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì quan điểm và mục tiêu lập quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt như sau:
* Quan điểm lập quy hoạch
- Quy hoạch bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục cho người khuyết tật, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2021 - 2030 và các quy hoạch có liên quan.
- Phù hợp với đặc điểm từng vùng lãnh thổ, cơ cấu dân số và số lượng người có các dạng, mức độ khuyết tật khác nhau; tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật có cơ hội công bằng trong tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ giáo dục có chất lượng, học tập suốt đời.
- Phù hợp với khả năng đầu tư của Nhà nước và khả năng huy động nguồn lực xã hội và quy hoạch sử dụng đất quốc gia để phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; thực hiện đa dạng hóa các hình thức đầu tư, hình thức quản lý theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích, huy động nguồn lực của cộng đồng, xã hội để tạo điều kiện cho người khuyết tật được tiếp cận dịch vụ giáo dục, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
- Quy hoạch có tính mở, linh hoạt, thùy thuộc vào tình hình và nhu cầu thực tế của cả nước, các vùng, địa phương để xác định số lượng, quy mô của hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trên cả nước, từng địa bàn cho phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập suốt đời của người khuyết tật.
* Mục tiêu lập quy hoạch
- Phát triển hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đủ năng lực, quy mô, đáp ứng nhu cầu tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ giáo dục có chất lượng cho tất cả người khuyết tật; thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục.
- Là công cụ hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước để tổ chức không gian, quản lý hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
- Là cơ sở để đưa ra lộ trình và triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn có hiệu quả trên địa bàn cả nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước nhằm phát triển hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
- Là cơ sở để khuyến khích, huy động các nguồn lực cộng đồng, xã hội hóa phát triển hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người khuyết tật, hướng tới mục tiêu công bằng xã hội trong giáo dục người khuyết tật.
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?