Giáo án môn Lịch sử 12 Cánh diều sẽ dạy những bài nào?

Các bài học sẽ có trong Giáo án môn Lịch sử 12 Cánh diều sẽ dạy những bài nào?

Giáo án môn Lịch sử 12 Cánh diều sẽ dạy những bài nào?

Lịch sử là một trong những môn học quan trọng đối với các em học sinh, giúp các em biết được những cột mốc vĩ đại của cha ông ta trong lịch sử, hiểu được giá trị của nền độc lập hóa bình hiện có.

Năm học mới bắt đầu thì quý giáo viên và các em học sinh cần chuẩn bị trước những bài học để cùng nhau học tập trong năm học mới.

Ngày 01/8/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT về việc quy định Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, tựu trường sớm nhất trước 1 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 2 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

>>>Chính thức: Khai giảng năm học mới tổ chức vào ngày 5/9/2024<<<

Học sinh cả nước sẽ chính thức khai giảng vào thứ 5 ngày 5/9/2024 (tức ngày 3/8/2024 âm lịch).

Sau đây là Giáo án môn Lịch sử 12 Cánh diều mang tính sơ lược qua những bài sẽ học trong môn lịch sử 12 như sau:

Giáo án môn Lịch sử 12 Cánh diều gồm 6 chủ đề và 16 bài

*Chủ đề 1. Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh

Bài 1. Liên hợp quốc

Bài 2. Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh

Bài 3. Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

*Chủ đề 2. ASEAN: những chặng đường lịch sử

Bài 4. Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Bài 5. Cộng đồng ASEAN: từ ý tưởng đến hiện thực

*Chủ đề 3. Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay)

Bài 6. Cách mạng tháng Tám năm 1945

Bài 7. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Bài 8. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)

Bài 9. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

*Chủ đề 4. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Bài 10. Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Bài 11. Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

*Chủ đề 5. Lịch sử đối ngoại của Việt nam thời cận - hiện đại

Bài 12. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

Bài 13. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay

*Chủ đề 6. Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam

Bài 14. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Bài 15. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc

Bài 16. Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.

Giáo án môn Lịch sử 12 Cánh diều sẽ dạy những bài nào?

Giáo án môn Lịch sử 12 Cánh diều sẽ dạy những bài nào? (Hình từ Internet)

Chương trình dạy học môn Lịch sử 12 có đặc điểm như thế nào?

Căn cứ theo Mục 1 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT tải về thì Chương trình dạy học môn Lịch sử 12 có đặc điểm quy định như sau:

- Lịch sử là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông.

- Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể.

- Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.

- Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.

- Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hoá dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông,...

- Chương trình môn Lịch sử hệ thống hoá, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam.

Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại.

Phương pháp giáo dục khi dạy học môn lịch sử lớp 12 để hình thành phẩm chất chủ yếu và năng lực chung như thế nào?

Căn cứ theo Mục 6 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT tải về phương pháp giáo dục khi dạy học môn lịch sử lớp 12 để hình thành phẩm chất chủ yếu và năng lực chung như sau:

* Định hướng chung

Chương trình môn Lịch sử được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực, vì vậy phương pháp dạy học chủ đạo là tích cực hoá hoạt động của người học.

Phương pháp dạy học tích cực chú trọng tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập gắn với những tình huống của cuộc sống; gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn; tăng cường tự học, làm việc trong nhóm nhằm phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực lịch sử cho học sinh, đáp ứng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông.

* Định hướng phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

- Phương pháp hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu

Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, giáo viên giúp học sinh từng bước hình thành và phát triển lòng yêu nước, tinh thần dân tộc chân chính; niềm tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương, đất nước; phát triển các giá trị nhân văn, nhân ái, trung thực, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, thông qua các bài học lịch sử, giáo viên truyền cảm hứng để học sinh yêu thích lịch sử, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.

- Phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung

Trong dạy học môn Lịch sử, giáo viên giúp học sinh hình thành và phát triển những năng lực chung thông qua các nội dung học tập và hoạt động thực hành, thực tế. Cụ thể:

+ Năng lực tự chủ và tự học: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động học tập như thu thập thông tin từ các nguồn sử liệu; trình bày ý kiến cá nhân về sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử; khảo sát, thực hành lịch sử trên thực địa, di tích lịch sử và văn hóa ở địa phương; vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích các vấn đề thực tế; tìm tòi, khám phá và tự học lịch sử;...

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động nhóm; hoạt động trải nghiệm tại thực địa, bảo tàng, di tích lịch sử và văn hóa; hoạt động phỏng vấn nhân chứng lịch sử;…

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động phát hiện vấn đề, nêu giả thuyết, ý kiến cá nhân về sự kiện, nhân vật lịch sử; tìm logic trong cách thức giải quyết vấn đề, đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề trong lịch sử; vận dụng bài học kinh nghiệm lịch sử trong thực tế cuộc sống;…

Môn lịch sử
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh giá kết quả giáo dục học sinh môn Lịch sử thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình mới môn Lịch sử áp dụng cho học sinh lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo án môn Lịch sử 12 Cánh diều sẽ dạy những bài nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung về các nền văn minh trên đất nước Việt Nam trước năm 1858 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam là quốc gia nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 325

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;