Giá vé xe buýt cho sinh viên TPHCM như thế nào?
Giá vé xe buýt cho sinh viên TPHCM như thế nào?
Căn cứ theo Quyết định 1682/QĐ-SGTVT, (tải về) về việc điều chỉnh giá vé xe buýt áp dụng trên các tuyến xe buýt có trợ giá như sau:
1. Vé lượt
a) Áp dụng cho hành khách thường:
- Các tuyến xe buýt có cự ly từ 15 km trở xuống: giá vé đồng hạng 5.000 đồng/lượt hành khách.
- Các tuyến xe buýt có cự ly trên 15 km đến dưới 25 km: giá vé đồng hạng 6.000 đồng/lượt hành khách.
- Các tuyến xe buýt có cự ly từ 25 km trở lên: giá vé đồng hạng 7.000 đồng/lượt hành khách.
b) Áp dụng cho đối tượng học sinh, sinh viên:
- Giá vé lượt đồng hạng: 3.000 đồng/lượt hành khách. Học sinh, sinh viên khi lên xe phải xuất trình thẻ học sinh, thẻ sinh viên hoặc giấy tờ liên quan khác để chứng minh.
- Trường hợp học sinh, sinh viên không xuất trình thẻ học sinh, thẻ sinh viên hoặc giấy tờ liên quan khác để chứng minh vẫn mua vé như hành khách thường.
2. Vé bán trước (hay vé tập năm):
- Tương ứng với giá vé lượt 5.000 đồng/lượt hành khách: Giá vé tập năm là 112.500 đồng/1 tập 30 vé.
- Tương ứng với giá vé lượt 6.000 đồng/lượt hành khách: Giá vé tập năm là 135.000 đồng/1 tập 30 vé.
- Tương ứng với giá vé lượt 7.000 đồng/lượt hành khách: Giá vé tập năm là 157.500 đồng/1 tập 30 vé.
- Bảng giá vé xe buýt cụ thể trên các tuyến xe buýt có trợ giá (Đính kèm Quyết định 1682/QĐ-SGTVT ngày 13 tháng 4 năm 2019 của Sở Giao thông vận tải ).
3. Đối với giá vé xe buýt có trợ giá tuyến xe buýt số 13, 94, 96: không điều chỉnh giá vé lượt, chỉ điều chỉnh giá vé tập cho học sinh, sinh viên, cụ thể:
- Giá vé lượt đồng hạng 10.000 đồng/lượt hành khách.
- Giá vé tập cho đối tượng học sinh, sinh viên: 135.000 đồng/1 tập 30 vé.
4. Chi tiết về giá vé tăng cho từng tuyến
- Các tuyến có cự ly từ 15km trở xuống (giá vé 5.000 đồng/lượt): 01, 02, 11, 54, 57, 78, 85, 86, 144, 152.
- Các tuyến có cự ly trên 15km đến dưới 25km (giá vé 6.000 đồng/lượt): 03, 04, 07, 14, 15, 16, 17, 18, 20, 22, 23, 25, 27, 29, 31, 34, 36, 38, 39, 41, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 51, 52, 56, 58, 59, 61, 62, 64, 65, 66, 68, 69, 72, 73, 74, 77, 81, 84, 87, 88, 89, 91, 93, 99, 100, 101, 103, 107, 110, 122, 126, 127, 128, 139, 140, 141, 145, 146, 148, 151.
- Các tuyến có cự ly từ 25km trở lên (giá vé 7.000 đồng/lượt): 06, 08, 09, 10, 19, 24, 28, 30, 32, 33, 50, 53, 55, 70, 71, 76, 79, 90, 102, 104, 150.
Như vậy, đối chiếu quyết định trên thì giá vé xe buýt cho sinh viên TPHCM như sau:
- Giá vé lượt đồng hạng: 3.000 đồng/lượt hành khách. Học sinh, sinh viên khi lên xe phải xuất trình thẻ học sinh, thẻ sinh viên hoặc giấy tờ liên quan khác để chứng minh.
- Trường hợp học sinh, sinh viên không xuất trình thẻ học sinh, thẻ sinh viên hoặc giấy tờ liên quan khác để chứng minh vẫn mua vé như hành khách thường.
Giá vé xe buýt cho sinh viên TPHCM như thế nào? (Hình từ Internet)
Sinh viên TPHCM có vai trò gì trong trường đại học?
Sinh viên TPHCM nói riêng hay sinh viên cả nước nói chung sẽ phải có vai trò căn cứ tại Điều 2 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT quy định về khái niệm sinh viên như sau:
Sinh viên
1. Sinh viên được quy định tại quy chế này là người đang học chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học.
2. Sinh viên là trung tâm của các hoạt động giáo dục và đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, được bảo đảm Điều kiện thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền trong quá trình học tập và rèn luyện tại cơ sở giáo dục và đào tạo.
Như vậy, sinh viên có vai trò trung tâm của các hoạt động giáo dục và đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, được bảo đảm Điều kiện thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền trong quá trình học tập và rèn luyện tại cơ sở giáo dục và đào tạo.
Sinh viên có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của trường đại học không?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của sinh viên như sau:
- Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ trường đại học và các quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục đại học.
- Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của cơ sở giáo dục đại học; chủ động, tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và rèn luyện đạo đức, lối sống.
- Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong trường học.
- Giữ gìn và bảo vệ tài sản; hành động góp phần bảo vệ, xây dựng và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục đại học.
- Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khỏe đầu khóa và khám sức khỏe định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của cơ sở giáo dục đại học.
- Đóng học phí, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.
- Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở giáo dục đại học.
- Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự Điều động của Nhà nước khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.
- Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của sinh viên; kịp thời báo cáo với khoa, phòng chức năng, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của sinh viên, cán bộ, nhà giáo trong cơ sở giáo dục đại học.
- Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong trường học, gia đình và cộng đồng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và của cơ sở giáo dục đại học.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì giữ gìn và bảo vệ tài sản của trường đại học là một trong những nhiệm vụ của học sinh khi tham gia học tập tại trường.
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?