Cách viết giấy giới thiệu thực tập cho sinh viên ngành luật hiện nay? Phương thức tổ chức đào tạo đại học được quy định như thế nào?
Cách viết giấy giới thiệu thực tập cho sinh viên ngành luật hiện nay?
Dưới đây là cách viết giấy giới thiệu thực tập cho sinh viên ngành luật hiện nay như sau:
(1) TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN TRỰC TIẾP
(Nếu có, ví dụ: Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo)
(2) TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC BAN HÀNH VĂN BẢN
(Ví dụ: Trường Đại học .....)
(3) CHỮ VIẾT TẮT TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC BAN HÀNH VĂN BẢN
(Ví dụ: ĐHLHN)
GIẤY GIỚI THIỆU
Số: …………………
(4) ĐỊA DANH, ngày…tháng…năm…
Kính gửi:
………………………………………………………………… (Tên cơ quan, tổ chức được giới thiệu tới làm việc, ví dụ: Tòa án nhân dân quận X).
Căn cứ:
Quy chế đào tạo thực tập của Trường Đại học ………………
Nhu cầu thực tập của sinh viên ngành Luật, khóa học …………
Trường Đại học ………… giới thiệu:
(5) …………………………………………………………
Sinh viên lớp: …………………………………………………
Hệ đào tạo: ……………………………………………………
Khóa học: ……………………………………………………
Chức vụ/Đơn vị công tác: Sinh viên khoa Luật, Trường Đại học ………………
Được phép liên hệ và thực tập tại:
(6) …………………………………………………………
(Địa chỉ cơ quan, tổ chức được giới thiệu tới làm việc).
Thời gian thực tập: từ ngày…tháng…năm… đến ngày…tháng…năm…
Rất mong Quý cơ quan tạo điều kiện hỗ trợ.
Trân trọng cảm ơn!
Người ký
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)
Tải về.... mẫu giấy giới thiệu thực tập cho sinh viên ngành luật hiện nay
Lưu ý: cách viết giấy giới thiệu thực tập cho sinh viên ngành luật hiện nay chỉ mang tính tham khảo!
Cách viết giấy giới thiệu thực tập cho sinh viên ngành luật hiện nay? Phương thức tổ chức đào tạo đại học được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Phương thức tổ chức đào tạo đại học được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT/BGDĐT có quy định cụ thể về phương thức tổ chức đào tạo đại học như sau:
[1] Đào tạo theo niên chế:
- Là phương thức tổ chức đào tạo theo lớp học tương đối cố định đối với tất cả các học phần bắt buộc của chương trình đào tạo trong toàn khoá học, cho phép sinh viên cùng lớp thực hiện theo kế hoạch học tập chuẩn và theo một thời khóa biểu chung trừ những học phần tự chọn hoặc học lại;
- Sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường sẽ được học tiếp năm sau theo kế hoạch học tập chuẩn và đăng ký học lại những học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo;
c) Sinh viên được đánh giá không đạt tiến độ học tập bình thường sẽ phải học cùng sinh viên khóa sau để học lại các học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo.
[2] Đào tạo theo tín chỉ:
- Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo;
- Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;
- Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.
[3] Cơ sở đào tạo lựa chọn, áp dụng phương thức tổ chức đào tạo như sau:
- Đào tạo theo tín chỉ, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
- Đào tạo theo niên chế, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
- Áp dụng đào tạo theo tín chỉ cho một số khóa hoặc cho một hình thức đào tạo; áp dụng đào tạo theo niên chế cho một số khóa khác hoặc hình thức đào tạo còn lại.
Hình thức đào tạo của đại học là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT/BGDĐT có quy định cụ thể về hình thức đào tạo đại học như sau:
[1] Đào tạo chính quy:
- Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo;
- Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy trong khoảng từ 06 giờ đến 20 giờ các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7; thời gian tổ chức những hoạt động đặc thù của chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của cơ sở đào tạo.
[2] Đào tạo vừa làm vừa học:
- Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo hoặc tại cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định liên kết đào tạo tại Điều 5 của Quy chế này, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo;
- Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy linh hoạt trong ngày và trong tuần.
[3] Đối với các ngành đào tạo ưu tiên phục vụ nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn thực hiện các hình thức đào tạo phù hợp.
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?
- Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
- Top 3 bộ đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 đi kèm đáp án? Học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Top mẫu viết đoạn kết thúc khác cho một câu chuyện đã đọc, đã nghe lớp 4? Học sinh tiểu học hay còn gọi là học sinh cấp mấy?
- Mẫu đề thi học kì 1 lớp 6 Tiếng Anh mới nhất? Học sinh trung học cơ sở học trong bao nhiêu năm?