Định luật Ôm là gì? Ký hiệu định luật Ôm trong môn Vật lí ra sao? Định luật Ôm (Ohm) các bạn học sinh sẽ học ở lớp mấy?
Định luật Ôm là gì? Ký hiệu định luật Ôm trong môn Vật lí ra sao?
Các bạn học sinh sẽ được học định luật Ôm trong chương trình môn Vật lí. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem Định luật Ôm là gì? Ký hiệu định luật Ôm trong môn Vật lí ra sao?
Định luật Ôm là gì? Ký hiệu định luật Ôm trong môn Vật lí ra sao? Định luật Ôm là một trong những định luật cơ bản và quan trọng nhất trong môn Vật lý, đặc biệt là trong lĩnh vực điện học. Định luật này mô tả mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua một vật dẫn và hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn đó. Nội dung của định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn. Công thức: I = U/R *Trong đó: I: Cường độ dòng điện (đơn vị: ampe, ký hiệu: A) U: Hiệu điện thế (đơn vị: vôn, ký hiệu: V) R: Điện trở (đơn vị: ôm, ký hiệu: Ω) *Ý nghĩa của định luật Ôm: Hiệu điện thế càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn càng lớn. Điện trở càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn càng nhỏ. |
*Lưu ý: Thông tin về Định luật Ôm là gì? Ký hiệu định luật Ôm trong môn Vật lí ra sao? chỉ mang tính chất tham khảo./.
Định luật Ôm là gì? Ký hiệu định luật Ôm trong môn Vật lí ra sao? Định luật Ôm (Ohm) các bạn học sinh sẽ học ở lớp mấy? (Hình từ Internet)
Định luật Ôm (Ohm) các bạn học sinh sẽ học ở lớp mấy?
Căn cứ theo Mục 5 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nội dung: Mạch điện và điện trở
Yêu cầu cần đạt:
- Định nghĩa được điện trở, đơn vị đo điện trở và nêu được các nguyên nhân chính gây ra điện trở.
- Vẽ phác và thảo luận được về đường đặc trưng I - U của vật dẫn kim loại ở nhiệt độ xác định.
- Mô tả được sơ lược ảnh hưởng của nhiệt độ lên điện trở của đèn sợi đốt, điện trở nhiệt (thermistor).
- Phát biểu được định luật Ohm cho vật dẫn kim loại.
- Định nghĩa được suất điện động qua năng lượng dịch chuyển một điện tích đơn vị theo vòng kín.
- Mô tả được ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn.
- So sánh được suất điện động và hiệu điện thế.
- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được suất điện động và điện trở trong của pin hoặc acquy (battery hoặc accumulator) bằng dụng cụ thực hành.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì định luật Ôm (Ohm) các bạn học sinh sẽ được học và là nội dung cần đạt ở môn Vật lí lớp 11.
3 chuyên đề cần đạt trong môn Vật lí lớp 11 là gì?
Căn cứ theo Mục 5 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Chuyên đề 11.1. Trường hấp dẫn:
Khái niệm trường hấp dẫn
- Nêu được ví dụ chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất.
- Thảo luận (qua hình vẽ, tài liệu đa phương tiện), nêu được: Mọi vật có khối lượng đều tạo ra một trường hấp dẫn xung quanh nó; Trường hấp dẫn là trường lực được tạo ra bởi vật có khối lượng, là dạng vật chất tồn tại quanh một vật có khối lượng và tác dụng lực hấp dẫn lên vật có khối lượng đặt trong nó.
Lực hấp dẫn
- Nêu được: Khi xét trường hấp dẫn ở một điểm ngoài quả cầu đồng nhất, khối lượng của quả cầu có thể xem như tập trung ở tâm của nó.
- Vận dụng được định luật Newton về hấp dẫn F = Gm1m2/r2 cho một số trường hợp chuyển động đơn giản trong trường hấp dẫn.
Cường độ trường hấp dẫn
- Nêu được định nghĩa cường độ trường hấp dẫn.
- Từ định luật hấp dẫn và định nghĩa cường độ trường hấp dẫn, rút ra được phương trình g = GM/r2 cho trường hợp đơn giản.
- Vận dụng được phương trình g = GM/r2 để đánh giá một số hiện tượng đơn giản về trường hấp dẫn.
- Nêu được tại mỗi vị trí ở gần bề mặt của Trái Đất, trong một phạm vi độ cao không lớn lắm, g là hằng số.
Thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn
- Thảo luận (qua hình ảnh, tài liệu đa phương tiện) để nêu được định nghĩa thế hấp dẫn tại một điểm trong trường hấp dẫn.
- Vận dụng được phương trình = - GM/r trong trường hợp đơn giản.
- Giải thích được sơ lược chuyển động của vệ tinh địa tĩnh, rút ra được công thức tính tốc độ vũ trụ cấp 1.
Chuyên đề 11.2. Truyền thông tin bằng sóng vô tuyến
Biến điệu
- So sánh được biến điệu biên độ (AM) và biến điệu tần số (FM).
- Liệt kê được tần số và bước sóng được sử dụng trong các kênh truyền thông khác nhau.
- Thảo luận để rút ra được ưu, nhược điểm tương đối của kênh AM và kênh FM.
Tín hiệu tương tự và tín hiệu số
- Mô tả được các ưu điểm của việc truyền dữ liệu dưới dạng số so với việc truyền dữ liệu dưới dạng tương tự.
- Thảo luận để rút ra được: sự truyền giọng nói hoặc âm nhạc liên quan đến chuyển đổi tương tự - số (ADC) trước khi truyền và chuyển đổi số - tương tự (DAC) khi nhận.
- Mô tả được sơ lược hệ thống truyền kĩ thuật số về chuyển đổi tương tự - số và số - tương tự.
Suy giảm tín hiệu
- Thảo luận được ảnh hưởng của sự suy giảm tín hiệu đến chất lượng tín hiệu được truyền; nêu được độ suy giảm tín hiệu tính theo dB và tính theo dB trên một đơn vị độ dài.
Chuyên đề 11.3. Mở đầu về điện tử học
Khuếch đại thuật toán
- Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được Dự án tìm hiểu:
+ Phân loại cảm biến (sensor) theo: nguyên tắc hoạt động, phạm vi sử dụng, hiệu quả kinh tế.
+ Nguyên tắc hoạt động của: điện trở phụ thuộc ánh sáng (LDR), điện trở nhiệt.
+ Nguyên tắc hoạt động của sensor sử dụng: điện trở phụ thuộc ánh sáng (LDR), điện trở nhiệt.
+ Tính chất cơ bản của bộ khuếch đại thuật toán (op-amp) lí tưởng.
Thiết bị đầu ra
- Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được Dự án tìm hiểu ba thiết bị đầu ra:
+ Nguyên tắc hoạt động của mạch op-amp - relays.
+ Nguyên tắc hoạt động của mạch op-amp - LEDs (light-emitting diode).
+ Nguyên tắc hoạt động của mạch op-amp - CMs (calibrated meter).
+ Thiết kế được một số mạch điện ứng dụng đơn giản có sử dụng thiết bị đầu ra.
Thiết bị cảm biến
(sensing devices)
- Tham quan thực tế (hoặc qua tài liệu đa phương tiện), thảo luận để nêu được một số ứng dụng chính của thiết bị cảm biến và nguyên tắc hoạt động của thiết bị cảm biến.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông? Yêu cầu cần đạt đối với nội dung thủy quyển trong môn Địa lí lớp 10?
- Mẫu văn nghị luận về ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội hiện nay hay nhất?
- Tổng hợp 06 mẫu mở bài chung cho nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống? Môn Ngữ văn lớp 9 có những kiến thức Tiếng Việt gì?
- Mẫu phân tích bài thơ Tự tình 1? Tổ chức thi tuyển vào lớp đầu cấp trường THPT chuyên như thế nào?
- Có bao nhiêu đới khí hậu trên Trái Đất? Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa môn Địa lí là gì?
- Có bao nhiêu hành tinh trong hệ Mặt Trời? Liên thông thư viện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Mẫu bài văn nghị luận về trách nhiệm của con người đối với nơi mình sinh sống? Nội dung phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở GDNN?
- Mẫu bài văn biểu cảm về lần bản thân đạt được một thành tích đáng nhớ? Yêu cầu thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn trường THCS?
- Top 5 mở bài về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập ấn tượng nhất? Có mấy chuyên đề trong môn Ngữ văn lớp 12?
- Tổng hợp các câu đố về đồ dùng học tập hoặc những đồ vật khác ở trường? Chương trình lớp 3 gồm các môn học nào?