05:40 | 08/12/2024

Đáp án Module 7 THCS lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS?

Lập kế hoạch phòng chống bạo lực học đường và đảm bảo an toàn trường học cho học sinh theo Module 7 THCS có những bước nào?

Đáp án Module 7 THCS lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS?

Dưới đây là mẫu kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS đáp án Module 7 như sau:

Mẫu kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS đáp án Module 7 tải về tại đây

A. Bộ quy tắc ứng xử

Bộ quy tắc ứng xử trong trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bao gồm các quy tắc dành cho bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT. Bộ quy tắc này được thực hiện theo Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, áp dụng đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, và phụ huynh.

Chương I: Quy định chung

Điều 1: Đối tượng và phạm vi áp dụng

Quy tắc ứng xử được áp dụng với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường THCS Trần Phú. Bộ quy tắc này được xây dựng dựa trên Quy chế văn hóa công sở (Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007), Quy định đạo đức nhà giáo (Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008) và Điều lệ trường học (Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011).

Điều 2: Hành vi không được phép

Giáo viên: Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh, gian lận, xuyên tạc nội dung giáo dục, ép học sinh học thêm để thu tiền, sử dụng chất kích thích hoặc bỏ giờ dạy.

Học sinh: Không xúc phạm giáo viên, gian lận trong thi cử, gây rối, sử dụng các sản phẩm độc hại, hoặc vi phạm luật giao thông như điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi.

Chương II: Quy định cụ thể

Điều 3: Quan hệ ứng xử của học sinh

Với bản thân: Tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn cơ sở vật chất trường học.

Với bạn bè: Tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, tránh phân biệt đối xử hay gây mâu thuẫn.

Với thầy cô: Kính trọng, lễ phép, không có lời nói hoặc hành động xúc phạm.

Với môi trường sống: Giữ gìn vệ sinh, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ công trình văn hóa và truyền thống địa phương.

B. Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường năm học 2023 – 2024

1. Đặc điểm tình hình lớp:

Tổng số học sinh: 38 (23 nam, 15 nữ).

Thuận lợi: Được phụ huynh quan tâm, điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ.

Khó khăn: Một số học sinh chưa ý thức tốt trong học tập, phụ huynh ít quan tâm.

2. Mục tiêu:

Xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện, không có bạo lực.

Rèn luyện kỹ năng ứng xử, nâng cao ý thức học tập và phát triển kỹ năng sống.

3. Biện pháp thực hiện:

Xây dựng nội quy lớp học và quy tắc phòng chống bạo lực.

Lồng ghép các hoạt động phòng chống bạo lực vào chương trình học.

Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh và các đoàn thể.

4. Kế hoạch cụ thể:

Tháng 8-9: Hướng dẫn xây dựng nội quy lớp học.

Tháng 10: Tổ chức hội thi diễn kịch về phòng chống bạo lực.

Tháng 11: Hội thi “Rung chuông vàng” với chủ đề phòng chống bạo lực học đường.

Lưu ý: Thông tin về đáp án Module 7 THCS lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS chỉ mang tính tham khảo!

Đáp án Module 7 THCS lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS?

Đáp án Module 7 THCS lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS? (Hình từ Internet)

Giáo viên THCS có những nhiệm vụ nào?

Căn cứ theo Điều 3 Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT như sau:

Nhiệm vụ của giáo viên
Nhiệm vụ của giáo viên thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường dự bị đại học

Căn cứ tại Điều 27 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:

Nhiệm vụ của giáo viên
1. Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục.
2. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
3. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục.
4. Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.
6. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành Giáo dục, các quyết định của hiệu trưởng; thực hiện nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.
7. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nhiệm vụ của giáo viên trường THCS bao gồm như sau:

(1) Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

(2) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

(3) Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.

(4) Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục.

(5) Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.

(6) Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành Giáo dục, các quyết định của hiệu trưởng; thực hiện nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.

(7) Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

(8) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Giáo viên THCS làm việc bao nhiêu tuần trong 1 năm?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT như sau:

Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
...
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
...

Như vậy, thông qua quy định trên thì giáo viên THCS làm việc 42 tuần trong 1 năm học.

Bồi dưỡng giáo viên
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án module chuyển đổi số trong dạy học 2024 mới nhất? Định mức tiết dạy cụ thể của giáo viên THCS là ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
2 bộ đáp án Module 8 THCS THPT chi tiết nhất? Định mức tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới nhất? Nhiệm vụ của giáo viên mầm non là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tự luận tập huấn giáo viên Module 7 Tiểu học 2024 chi tiết nhất? Chấp hành nội quy là nhiệm vụ của học sinh tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Module 7 THCS lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Module 7 THPT bài tập cuối khóa? Tiêu chuẩn của nhà giáo là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp đáp án Module 8 tiểu học đầy đủ nhất? Trường tiểu học có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Module GVPT 15? Nhiệm vụ của giáo viên là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tập huấn giáo viên Module 7 THCS 2024 trắc nghiệm và tự luận? Giáo viên THCS có được tự ý cắt xén nội dung dạy học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án chi tiết Module 7 tiểu học download? 4 Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp giáo viên tiểu học cần có là gì?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 676
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;