Đào tạo kết hợp STEM trong các lớp tháng 12 có gì? Các bước tạo nên bài học STEM ra sao?

Nêu định nghĩa về đào tạo kết hợp STEM trong các lớp tháng 12 có gì? Các bước tạo nên bài học STEM ra sao?

Đào tạo kết hợp STEM trong các lớp tháng 12 có gì?

Đào tạo kết hợp (Blended Learning): Kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến, sử dụng công nghệ để mở rộng phạm vi và tăng cường chất lượng đào tạo. Sử dụng hệ thống LMS (Learning Management System) để theo dõi tiến trình và đánh giá hiệu quả học tập của giáo viên.

Xem chi tiết: Phụ lục 2 Phương pháp giáo dục STEM trong nhà trường tải về

Đào tạo kết hợp STEM trong các lớp tháng 12 có gì?

I.PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo này được thiết kế để tối ưu hóa việc học tập, với mục tiêu bám sát chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục STEM

- Chương trình được thiết kế để tham chiếu trực tiếp đến các bài học và lĩnh vực STEM trong chương trình Giáo dục Phổ thông, đảm bảo tính liên kết chặt chẽ với các tiêu chuẩn giáo dục quốc gia và nhu cầu thực tiễn.

- Đặt người học làm trung tâm trong quá trình đào tạo, khuyến khích phát huy năng lực cá nhân và khả năng tự chủ, qua đó tạo điều kiện cho mỗi người tham gia khám phá và phát triển tối đa tiềm năng của bản thân.

- Sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến như:

+ Phương pháp trực quan: Giải thích và trình bày thông tin thông qua hình ảnh, biểu đồ, và các phương tiện trực quan khác để tăng cường sự hiểu biết và nhớ lâu.

+ Phương pháp thực hành: Thực hiện các hoạt động thực tế để củng cố kiến thức.

+ Phương pháp dạy học theo dự án (PBL): Khuyến khích học viên thực hiện các dự án thực tế, qua đó học cách áp dụng lý thuyết vào thực tiễn.

+ Phương pháp dạy học truy vấn (IBL) và Phương pháp dạy học tích hợp liên môn và lĩnh vực: Thúc đẩy việc học tập và giải quyết vấn đề một cách chủ động, giúp người học liên kết các kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau.

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, giáo viên sẽ có khả năng:

- Phân tích và thực hành các kỹ năng dạy học theo phương pháp giáo dục STEM để phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, chuẩn bị nền tảng vững chắc trong việc hiểu và tiếp cận STEM.

- Áp dụng kiến thức về STEM để thiết kế môi trường học tập năng động, khuyến khích sự chủ động và sáng tạo của học sinh.

- Thiết kế chi tiết các giáo án bài học STEM và tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM, tăng cường sự kết nối giữa lý thuyết và thực hành, giúp học sinh hiểu sâu hơn về ứng dụng thực tế của kiến thức học được.

- Tổ chức các bài học theo cách mà học sinh có thể liên kết trực tiếp với ứng dụng thực tế, qua đó thúc đẩy học sinh áp dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tế.

- Đánh giá và khai thác hiệu quả các tài nguyên giáo dục, sử dụng các thiết bị và công nghệ hiện đại trong quá trình giảng dạy và học tập STEM, nhằm tối đa hóa nguồn lực và hiệu quả của giáo dục.

- Triển khai và đánh giá hiệu quả của các phương pháp dạy học mới như học đảo ngược (Flipped Learning), học tập tích hợp (Integrated Learning), học tập truy vấn (Inquiry-Based Learning), và học tập dự án (Project-Based Learning) ... để thúc đẩy quá trình tự học và sự tham gia tích cực của học sinh.

- Tạo điều kiện cho học sinh phát triển kỹ năng tự lập, sáng tạo và giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động dựa trên trải nghiệm thực tế và dự án.

*Lưu ý: Thông tin về đào tạo kết hợp STEM trong các lớp tháng 12 có gì chỉ mang tính chất tham khảo./.

Đào tạo kết hợp STEM trong các lớp tháng 12 có gì? Các bước tạo nên bài học STEM ra sao?

Đào tạo kết hợp STEM trong các lớp tháng 12 có gì? Các bước tạo nên bài học STEM ra sao? (Hình từ Internet)

Các bước tạo nên bài học STEM ra sao?

Theo tiểu mục 1 Mục 4 Công văn 3089/BGDĐT-GDTrH năm 2020 các bước tạo nên bài học Stem như sau:

- Bước 1: Lựa chọn nội dung dạy học

Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên, xã hội; quy trình hoặc thiết bị công nghệ ứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn để lựa chọn nội dung của bài học.

- Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết

Xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa chọn hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết để xây dựng bài học.

- Bước 3: Xây dựng tiêu chí của sản phẩm/giải pháp giải quyết vấn đề

Xác định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm làm căn cứ quan trọng để đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm.

- Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực với các hoạt động học bao hàm các bước của quy trình kĩ thuật.

+ Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung, dự kiến sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành và cách thức tổ chức hoạt động học tập. Các hoạt động học tập đó có thể được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học (ở trường, ở nhà và cộng đồng).

+ Cần thiết kế bài học điện tử trên mạng để hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học của học sinh bên ngoài lớp học.

Mục đích của bài học STEM cụ thể ra sao?

Theo mục 1 Công văn 3089/BGDĐT-GDTrH năm 2020 mục đích của bài học Stem như sau:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM trong trường trung học; thống nhất nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức thực hiện giáo dục STEM trong nhà trường;

- Tăng cường áp dụng giáo dục STEM trong giáo dục trung học nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018;

- Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên về việc tổ chức, quản lý, xây dựng và thực hiện dạy học theo phương thức giáo dục STEM.

Giáo dục STEM
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đào tạo kết hợp STEM trong các lớp tháng 12 có gì? Các bước tạo nên bài học STEM ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục STEM là gì? Giáo dục STEM được học ở cấp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch bồi dưỡng STEM tháng 12 năm 2024 TP Hồ Chí Minh? Quy trình xây dựng bài học STEM có gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch bồi dưỡng STEM tháng 11 năm 2024 TP Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Dạy học các môn khoa học theo giáo dục STEM là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục STEM ở trường trung học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiến trình dạy học STEM trong trường trung học theo thứ tự ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn 4 bước xây dựng bài học STEM trường trung học ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch bồi dưỡng giáo dục STEM tại Tp HCM tháng 9/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục STEM ở tiểu học là gì? Các hình thức tổ chức giáo dục STEM ở tiểu học?
Tác giả:
Lượt xem: 11

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;