Công thức quy đồng mẫu số lớp 4 như thế nào?
Công thức quy đồng mẫu số lớp 4 như thế nào?
Quy đồng mẫu số của nhiều phân số là biến đổi những phân số đó thành những phân số bằng chúng nhưng có cùng mẫu số.
1. Công thức quy đồng mẫu số hai phân số như sau: - Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai. - Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất. 2. Nếu mẫu số của phân số thứ hai mà chia hết cho mẫu số của phân số thứ nhất thì ta công thức quy đồng mẫu số hai phân số như sau: - Lấy mẫu số chung là mẫu số của phân số thứ hai. - Tìm thừa số phụ bằng cách lấy mẫu số thứ hai cho cho mẫu số thứ nhất. - Nhân cả tử số và mẫu số của phân số thứ nhất với thừa số phụ tương ứng. - Giữ nguyên phân số thứ hai. Chú ý: thường lấy mẫu số chung là số tự nhiên nhỏ nhất khác 0 và cùng chia hết cho tất cả các mẫu. |
Công thức quy đồng mẫu số lớp 4 như thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt khi học phần số và phép tính môn toán lớp 4 là gì?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018//TT-BGDĐT yêu cầu cần đạt khi học môn toán lớp 4 phần số và phép tính như sau:
Số và cấu tạo thập phân của một số
- Đọc, viết được các số có nhiều chữ số (đến lớp triệu).
- Nhận biết được cấu tạo thập phân của một số và giá trị theo vị trí của từng chữ số trong mỗi số.
- Nhận biết được số chẵn, số lẻ.
- Làm quen với dãy số tự nhiên và đặc điểm.
So sánh các số
- Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm vi lớp triệu.
- Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi lớp triệu).
Làm tròn số
- Làm tròn được số đến tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn mười nghìn, tròn trăm nghìn (ví dụ: làm tròn số 12 345 đến hàng trăm thì được số 12 300).
Phép cộng, phép trừ
- Thực hiện được các phép cộng, phép trừ các số tự nhiên có nhiều chữ số (có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp).
- Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng và quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong thực hành tính toán.
Phép nhân, phép chia
- Tính được số trung bình cộng của hai hay nhiều số.
- Thực hiện được phép nhân với các số có không quá hai chữ số.
- Thực hiện được phép chia cho số có không quá hai chữ số.
- Thực hiện được phép nhân với 10; 100; 1000;... và phép chia cho 10; 100; 1000;...
- Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân và mối quan hệ giữa phép nhân với phép chia trong thực hành tính toán.
Tính nhẩm
- Vận dụng được tính chất của phép tính để tính nhẩm và tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Ước lượng được trong những tính toán đơn giản (ví dụ: chia 572 cho 21 thì được thương không thể là 30).
Biểu thức số và biểu thức chữ
- Làm quen với biểu thức chứa một, hai, ba chữ và tính được giá trị của biểu thức chứa một, hai, hoặc ba chữ (trường hợp đơn giản).
- Vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính giá trị của biểu thức.
Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có đến hai hoặc ba bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến thành phần và kết quả của phép tính; liên quan đến các mối quan hệ so sánh trực tiếp hoặc các mối quan hệ phụ thuộc trực tiếp và đơn giản (ví dụ: bài toán liên quan đến tìm số trung bình cộng của hai số; tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; bài toán liên quan đến rút về đơn vị).
Khái niệm ban đầu về phân số
- Nhận biết được khái niệm ban đầu về phân số, tử số, mẫu số.
- Đọc, viết được các phân số.
Tính chất cơ bản của phân số
- Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số.
- Thực hiện được việc rút gọn phân số trong những trường hợp đơn giản.
- Thực hiện được việc quy đồng mẫu số hai phân số trong trường hợp có một mẫu số chia hết cho mẫu số còn lại.
So sánh phân số
- So sánh và sắp xếp được thứ tự các phân số trong những trường hợp sau: các phân số có cùng mẫu số; có một mẫu số chia hết cho các mẫu số còn lại.
- Xác định được phân số lớn nhất, bé nhất (trong một nhóm có không quá 4 phân số) trong những trường hợp sau: các phân số có cùng mẫu số; có một mẫu số chia hết cho các mẫu số còn lại.
Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với phân số
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ phân số trong những trường hợp sau: các phân số có cùng mẫu số; có một mẫu số chia hết cho các mẫu số còn lại.
- Thực hiện được phép nhân, phép chia hai phân số.
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán (có đến hai hoặc ba bước tính) liên quan đến 4 phép tính với phân số (ví dụ: bài toán liên quan đến tìm phân số của một số).
Hoạt đông thực hành và trải nghiệm môn toán lớp 4 có gì?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018//TT-BGDĐT nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động sau và có thể bổ sung các hoạt động khác tuỳ vào điều kiện cụ thể.
Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và các chủ đề liên môn, chẳng hạn:
- Thực hành các hoạt động liên quan đến tính toán, đo lường và ước lượng như: tính toán và ước lượng chu vi, diện tích, góc của một số hình phẳng trong thực tế liên quan đến các hình phẳng đã học; tính toán và ước lượng về khối lượng, dung tích,...; xác định năm, thế kỉ đánh dấu sự ra đời (diễn ra) của một số phát minh khoa học, sự kiện văn hoá - xã hội, lịch sử,...
- Thực hành thu thập, phân tích, biểu diễn các số liệu thống kê (thông qua một số tình huống đơn giản gắn với những vấn đề phát triển kinh tế, xã hội hoặc có tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính, chủ quyền biển đảo, biên giới, giáo dục STEM,...).
- Thực hành mua bán, trao đổi tiền tệ.
Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá (ví dụ: trò chơi học toán hoặc các hoạt động “Học vui - Vui học”; trò chơi liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hoá; lắp ghép, gấp, xếp hình; tung đồng xu, xúc xắc,...) liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức toán hoặc giải quyết vấn đề nảy sinh trong tình huống thực tiễn.
Hoạt động 3 (nếu nhà trường có điều kiện thực hiện): Tổ chức giao lưu với học sinh có năng khiếu toán trong trường và trường bạn.
- Mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của giáo viên năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu bản cam kết?
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?