Công tác học sinh sinh viên là gì?
Công tác học sinh sinh viên là gì?
*Lưu ý: Đây là công tác học sinh, sinh viên trong trường trung cấp, trường cao đẳng.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong trường trung cấp, trường cao đẳng, ban hành kèm theo Thông tư 17/2017/TT-BLĐTBXH có định nghĩa như sau:
"công tác học sinh, sinh viên là công tác trọng tâm của Nhà trường bao gồm tổng thể các hoạt động giáo dục, tuyên truyền, quản lý, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ đối với học sinh, sinh viên nhằm đảm bảo các mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp."
Như vậy, có thể hiểu đơn giản rằng công tác học sinh, sinh viên là công tác chỉ yếu và cốt lõi của nhà trường nói chung và trường đại học nói riêng trong đó gồm những công tác như hoạt động giáo dục, tuyên truyền, quản lý, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho học sinh sinh viên.
Việc cung cấp này nhằm bảo đảm các mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp.
Công tác học sinh sinh viên là gì? (Hình từ Internet)
5 nội dung công tác học sinh sinh viên như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong trường trung cấp, trường cao đẳng, ban hành kèm theo Thông tư 17/2017/TT-BLĐTBXH 5 nội dung công tác học sinh sinh viên như sau:
[1] Tổ chức hoạt động giáo dục, tuyên truyền
- Giáo dục chính trị tư tưởng: Giáo dục, tuyên truyền để học sinh, sinh viên nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng; có lý tưởng, tri thức pháp luật và bản lĩnh chính trị vững vàng;
- Giáo dục đạo đức, lối sống: Giáo dục, tuyên truyền cho học sinh, sinh viên về những giá trị, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, chuẩn mực đạo đức chung của xã hội, đạo đức nghề nghiệp; lối sống lành mạnh, văn minh phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc; ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể, cộng đồng;
- Giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật: Nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật; sống, học tập và rèn luyện theo pháp luật;
- Tạo điều kiện, giúp đỡ học sinh, sinh viên phấn đấu, rèn luyện để được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam và tham gia các tổ chức đoàn thể trong Nhà trường;
- Giáo dục thể chất: Tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ và bồi dưỡng các kỹ năng chăm sóc sức khỏe gia đình và cộng đồng.
[2] Công tác quản lý học sinh, sinh viên
- Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định;
- Thống kê, tổng hợp dữ liệu; quản lý, lưu trữ hồ sơ và giải quyết các công việc hành chính liên quan đến học sinh, sinh viên;
- Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên; phát động, tổ chức các phong trào thi đua, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học; tham dự kỳ thi tay nghề các cấp, hội thi văn hóa, hội diễn văn nghệ, hội thao; giám sát việc thực hiện các quy chế, quy định của học sinh, sinh viên; thường trực công tác khen thưởng và kỷ luật học sinh, sinh viên;
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tội phạm và các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên; phối hợp với công an và chính quyền địa phương để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, giải quyết các vụ việc liên quan đến học sinh, sinh viên trong và ngoài Nhà trường;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và giải quyết các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến học sinh, sinh viên;
- Quản lý học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú: Xét, tiếp nhận, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý học sinh, sinh viên ở nội trú; phối hợp với cơ quan công an và chính quyền địa phương trong việc quản lý học sinh, sinh viên ở ngoại trú.
[3] Tổ chức sinh hoạt chính trị đầu khóa, đầu năm học và cuối khóa cho học sinh, sinh viên. Định kỳ hằng năm tổ chức đối thoại giữa học sinh, sinh viên và Ban Giám hiệu Nhà trường.
[4] Công tác hỗ trợ và dịch vụ đối với học sinh, sinh viên
- Tư vấn cho học sinh, sinh viên xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp với mục tiêu, năng lực, sức khỏe;
- Triển khai dịch vụ công tác xã hội trong Nhà trường; tạo điều kiện giúp đỡ học sinh, sinh viên là người khuyết tật, người thuộc diện chính sách, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và học sinh, sinh viên thuộc nhóm đối tượng cần sự hỗ trợ;
- Giáo dục kỹ năng mềm, kiến thức khởi nghiệp; bồi dưỡng kiến thức về sức khỏe sinh sản và các kiến thức, kỹ năng bổ trợ cần thiết khác cho học sinh, sinh viên;
- Thông tin, tư vấn, giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên;
- Tổ chức các hoạt động phối hợp giữa Nhà trường và doanh nghiệp, các tổ chức sử dụng người lao động nhằm tăng cường rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên phù hợp với yêu cầu thực tiễn;
- Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học theo quy định.
[5] Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về học sinh, sinh viên.
[6] Thực hiện công tác báo cáo, thống kê về học sinh, sinh viên, thực trạng việc làm của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
Ai sẽ thành lập hệ thống tổ chức và quản lý công tác học sinh sinh viên?
Căn cứ theo Điều 7 Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong trường trung cấp, trường cao đẳng, ban hành kèm theo Thông tư 17/2017/TT-BLĐTBXH như sau:
Tổ chức, quản lý công tác học sinh, sinh viên
Căn cứ Điều lệ trường cao đẳng, Điều lệ trường trung cấp, Hiệu trưởng Nhà trường quyết định thành lập hệ thống tổ chức, quản lý và quy định cụ thể trách nhiệm của đơn vị, cá nhân để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ công tác học sinh, sinh viên theo quy định.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì Hiệu trưởng Nhà trường là người quyết định thành lập hệ thống tổ chức và quản lý công tác học sinh sinh viên.
- Đề thi IOE cấp trường lớp 5 có đáp án? Kiến thức ngôn ngữ Tiếng Anh cần có ở cấp tiểu học là gì?
- Sinh viên năm nhất bị cảnh cáo học tập khi điểm trung bình tích lũy bao nhiêu?
- Mẫu văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống lớp 8? Yêu cầu cần đạt đối với khả năng đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh lớp 8?
- Mẫu viết bài văn trình bày ý kiến về tình trạng nói tục ở học sinh hiện nay môn Ngữ văn lớp 6?
- Tóm tắt Châu Á từ nửa sau thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20 môn Lịch sử lớp 8? Yêu cầu cần đạt của Chương 5 môn Lịch sử lớp 8?
- Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt ngắn nhất? Chuyên đề học tập môn Ngữ văn học sinh lớp 11 gồm những nội dung gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về đam mê trong cuộc sống lớp 12? Môn Ngữ văn có phải là môn học bắt buộc không?
- Soạn bài Thị mầu lên chùa ngắn nhất? Học sinh lớp 10 có được tham gia hoạt động diễn kịch trong trường không?
- Viết đoạn văn cảm nhận của em về mùa thu trong thơ ca Việt Nam? Điều kiện học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS?
- Khởi nghĩa Lam Sơn bối cảnh, diễn biến và ý nghĩa lịch sử? Khởi nghĩa Lam Sơn sẽ được học trong chương trình môn Lịch sử lớp mấy?