Chương trình mới đưa khái niệm đạo hàm vào giảng dạy từ lớp mấy?
Chương trình mới đưa khái niệm đạo hàm vào giảng dạy từ lớp mấy?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BG/DĐT, học sinh lớp 11 và 12 được học về đạo hàm. Trong đó, khái niệm đạo hàm được đưa vào giảng dạy từ lớp 11.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Theo đó, chương trình mới nhất được áp dụng cho học sinh các cấp trên toàn quốc từ năm học 2024-2025.
Vậy, năm học 2024-2025 học sinh lớp 12 sẽ được học về đạo hàm tiếp nối chương trình lớp 11 năm vừa qua.
Chương trình mới đưa khái niệm đạo hàm vào giảng dạy từ lớp mấy? (Hình từ Internet)
Nội dung và yêu cầu cần đạt khi học sinh lớp 11 học đạo hàm theo chương trình mới là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BG/DĐT, những nội dung và yêu cầu cần đạt khi học đạo hàm đối với học sinh lớp 11 bao gồm như sau:
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
Khái niệm đạo hàm. Ý nghĩa hình học của đạo hàm | - Nhận biết được một số bài toán dẫn đến khái niệm đạo hàm như: xác định vận tốc tức thời của một vật chuyển động không đều, xác định tốc độ thay đổi của nhiệt độ. - Nhận biết được định nghĩa đạo hàm. Tính được đạo hàm của một số hàm đơn giản bằng định nghĩa. - Nhận biết được ý nghĩa hình học của đạo hàm. - Thiết lập được phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại một điểm thuộc đồ thị. - Nhận biết được số e thông qua bài toán mô hình hoá lãi suất ngân hàng. |
Các quy tắc tính đạo hàm | - Tính được đạo hàm của một số hàm số sơ cấp cơ bản (như hàm đa thức, hàm căn thức đơn giản, hàm số lượng giác, hàm số mũ, hàm số lôgarit). - Sử dụng được các công thức tính đạo hàm của tổng, hiệu, tích, thương của các hàm số và đạo hàm của hàm hợp. - Giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc có liên quan đến thực tiễn gắn với đạo hàm (ví dụ: xác định vận tốc tức thời của một vật chuyển động không đều,...). |
Đạo hàm cấp hai | - Nhận biết được khái niệm đạo hàm cấp hai của một hàm số. - Tính được đạo hàm cấp hai của một số hàm số đơn giản. - Giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc có liên quan đến thực tiễn gắn với đạo hàm cấp hai (ví dụ: xác định gia tốc từ đồ thị vận tốc theo thời gian của một chuyển động không đều,...). |
Nội dung và yêu cầu cần đạt khi học sinh lớp 12 học đạo hàm theo chương trình mới là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BG/DĐT, những nội dung và yêu cầu cần đạt khi học đạo hàm đối với học sinh lớp 12 bao gồm như sau: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số cụ thể:
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
Tính đơn điệu của hàm số | - Nhận biết được tính đồng biến, nghịch biến của một hàm số trên một khoảng dựa vào dấu của đạo hàm cấp một của nó. - Thể hiện được tính đồng biến, nghịch biến của hàm số trong bảng biến thiên. - Nhận biết được tính đơn điệu, điểm cực trị, giá trị cực trị của hàm số thông qua bảng biến thiên hoặc thông qua hình ảnh hình học của đồ thị hàm số. |
Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số | - Nhận biết được giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số trên một tập xác định cho trước. - Xác định được giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số bằng đạo hàm trong những trường hợp đơn giản. |
Khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số | - Nhận biết được hình ảnh hình học của đường tiệm cận ngang, đường tiệm cận đứng, đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số. - Mô tả được sơ đồ tổng quát để khảo sát hàm số (tìm tập xác định, xét chiều biến thiên, tìm cực trị, tìm tiệm cận, lập bảng biến thiên, vẽ đồ thị). - Khảo sát được tập xác định, chiều biến thiên, cực trị, tiệm cận, bảng biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số: y = ax^3 + bx^2 + cx + d (a ≠ 0); y=(ax+b)/(cx+d) (c ≠ 0, ad - bc ≠ 0); y=(ax^2+bx+c)/(mx+n) (a ≠ 0, m ≠ 0 và đa thức tử không chia hết cho đa thức mẫu). - Nhận biết được tính đối xứng (trục đối xứng, tâm đối xứng) của đồ thị các hàm số trên. |
Ứng dụng đạo hàm để giải quyết một số vấn đề liên quan đến thực tiễn | Vận dụng được đạo hàm và khảo sát hàm số để giải quyết một số vấn đề liên quan đến thực tiễn. |
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?