Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn áp dụng cho học sinh lớp mấy?

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn mới áp dụng cho học sinh các lớp nào?

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn áp dụng cho học sinh lớp mấy?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Căn cứ Mục 1 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
...

Theo đó, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn áp dụng cho học sinh lớp 1 đến lớp 12 năm học 2024-2025, trong đó tên gọi của môn học như sau:

Cấp tiểu học: Môn Tiếng Việt

Cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông: môn Ngữ văn.

>> Xem Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT:

Tải

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn áp dụng cho học sinh lớp mấy?

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn áp dụng cho học sinh lớp mấy? (Hình từ Internet)

Quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn ra sao?

Căn cứ Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, Chương trình môn Ngữ văn tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau:

- Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì;

Kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.

- Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học.

Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.

- Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.

- Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.

Yêu cầu cần đạt về các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe của học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ra sao?

Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, yêu cầu cần đạt về các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe của học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn như sau:

(1) Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc

- Kĩ thuật đọc: gồm các yêu cầu về tư thế đọc, kĩ năng đọc thành tiếng, kĩ năng đọc thầm, đọc lướt, kĩ năng ghi chép trong khi đọc,...

- Đọc hiểu: đối tượng đọc gồm văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin. Đọc hiểu mỗi kiểu văn bản và thể loại nói chung có các yêu cầu cần đạt sau:

+ Đọc hiểu nội dung văn bản thể hiện qua chi tiết, đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp,...;

+ Đọc hiểu hình thức thể hiện qua đặc điểm các kiểu văn bản và thể loại, các thành tố của mỗi kiểu văn bản và thể loại (câu chuyện, cốt truyện, truyện kể, nhân vật, không gian, thời gian, người kể chuyện, điểm nhìn, vần thơ, nhịp thơ, lí lẽ, bằng chứng,...), ngôn ngữ biểu đạt,…;

+ Liên hệ, so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân người đọc; đọc hiểu văn bản đa phương thức,…;

+ Đọc mở rộng, học thuộc lòng một số đoạn, văn bản văn học chọn lọc.

(2) Yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết

- Kĩ thuật viết: gồm các yêu cầu về tư thế viết, kĩ năng viết chữ và viết chính tả, kĩ năng trình bày bài viết,...

- Viết câu, đoạn, văn bản: gồm các yêu cầu về quy trình tạo lập văn bản và yêu cầu thực hành viết theo đặc điểm của các kiểu văn bản.

(3) Yêu cầu cần đạt về các kĩ năng nói và nghe

- Kĩ năng nói: gồm các yêu cầu về âm lượng, tốc độ, sự liên tục, cách diễn đạt, trình bày, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ, phương tiện hỗ trợ khi nói,...

- Kĩ năng nghe: gồm các yêu cầu về cách nghe, cách ghi chép, hỏi đáp, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ khi nghe, nghe qua các phương tiện kĩ thuật,…

- Kĩ năng nói và nghe có tính tương tác: gồm các yêu cầu về thái độ, sự tôn trọng nguyên tắc hội thoại và các quy định trong thảo luận, phỏng vấn,…

Chương trình giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý nào? Nội dung và phương pháp giáo dục có những yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống giáo dục quốc dân là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp giáo dục môn Hoá học theo chương trình 2018 thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thể lệ cuộc thi Trạng Nguyên Toàn Tài trên Internet năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Học liệu số là gì? Những điều kiện nào cần phải đảm bảo về học liệu số?
Hỏi đáp Pháp luật
Liên kết giáo dục với nước ngoài là gì? Đối tượng liên kết giáo dục với nước ngoài là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục chính quy được hiểu là như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Một học kỳ có bao nhiêu tuần năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện chương trình liên kết giáo dục có yếu tố nước ngoài năm học 2024-2025 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn áp dụng cho học sinh lớp mấy?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;