Cấu tứ là gì? Cách xác định cấu tứ trong một tác phẩm văn học? Những tác phẩm văn học nào bắt buộc trong môn Ngữ văn?
Cấu tứ là gì? Cách xác định cấu tứ trong một tác phẩm văn học?
Hiện nay nhiều học sinh chưa biết cấu tứ là gì. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho học sinh hiểu cấu tứ là gì?
Cấu tứ là cách tác giả sắp xếp, tổ chức các ý tưởng, hình ảnh, hoặc nội dung trong một tác phẩm theo một trình tự nhất định nhằm biểu đạt ý tưởng chủ đạo.
Cấu tứ là một trong những yếu tố quan trọng trong sáng tác văn học, giúp tạo nên sự mạch lạc, logic và chiều sâu tư tưởng cho một tác phẩm. Đó là khung xương để các chi tiết, cảm xúc và tư tưởng được triển khai một cách logic và nghệ thuật.
Ví dụ, trong thơ ca, cấu tứ có thể là trình tự diễn đạt từ không gian rộng lớn đến chi tiết nhỏ, hoặc từ một hình ảnh cụ thể mở rộng ra ý nghĩa trừu tượng. Trong văn xuôi, cấu tứ thường là trình tự phát triển câu chuyện, cách xây dựng cao trào, hay cách lồng ghép ý nghĩa tư tưởng.
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về cấu tứ:
(1) Trong thơ ca:
- Bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan:
Cấu tứ của bài thơ được triển khai qua hành trình cảm xúc của tác giả khi đứng trước cảnh đèo Ngang. Từ việc miêu tả cảnh vật hoang sơ, đến cảm giác lạc lõng, cô đơn, cuối cùng là nỗi buồn thấm đẫm trong lòng người xa quê.
+ Mở đầu: Tả cảnh thiên nhiên (cỏ cây, núi non).
+ Giữa: Xen lẫn cảm xúc con người với cảnh vật (cảnh buồn người buồn).
+ Kết: Tâm trạng cô đơn được đẩy lên đỉnh điểm qua hình ảnh “chẳng một bóng người”.
- Bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu:
Cấu tứ của bài thơ được tổ chức theo mạch cảm xúc từ sự bừng tỉnh, nhận thức mới mẻ đến sự hòa nhập và cống hiến cho lý tưởng cách mạng. Các hình ảnh như "mặt trời chân lý", "hồn tôi" được sử dụng để thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tâm hồn tác giả.
- Bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu:
Cấu tứ: Bài thơ được xây dựng trên nền tảng của cuộc chia tay giữa người ở lại và người ra đi. Các hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc được sắp xếp xen kẽ, tạo nên một bức tranh sống động về tình cảm gắn bó và lòng biết ơn.
(2) Trong truyện ngắn:
- "Lão Hạc" của Nam Cao: Cấu tứ được xây dựng qua câu chuyện đời thường về nhân vật lão Hạc, từ sự yêu thương con đến bi kịch nghèo đói và quyết định tự tử để bảo toàn danh dự. Mạch truyện được triển khai theo trình tự: hoàn cảnh nghèo, tình yêu thương của lão Hạc, nỗi đau khi bán chó, và kết thúc bi kịch.
Cách để xác định cấu tứ trong một tác phẩm văn học như sau:
- Xác định chủ đề chính của tác phẩm: đọc và tìm hiểu kỹ nội dung để nhận ra tư tưởng mà tác giả muốn truyền tải. Chủ đề thường là cốt lõi của cấu tứ.
- Tìm hiểu cách trình bày các phần: quan sát xem tác giả sắp xếp nội dung theo mạch thời gian, không gian, hay cảm xúc. Các phần có sự liên kết chặt chẽ hay đối lập nhau.
- Phân tích mạch cảm xúc hoặc logic: Theo dõi sự phát triển của cảm xúc từ đầu đến cuối tác phẩm. Ví dụ, cảm xúc có thể từ vui vẻ chuyển sang buồn bã, hoặc từ sự đơn giản đi đến phức tạp.
- Tìm các hình ảnh, chi tiết lặp lại hoặc nổi bật: Các hình ảnh hoặc chi tiết này thường là điểm nhấn, giúp bạn nhận ra cách tác giả xây dựng cấu tứ để nhấn mạnh chủ đề.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Cấu tứ là gì? Cách xác định cấu tứ trong một tác phẩm văn học? Những tác phẩm văn học nào bắt buộc trong môn Ngữ văn? (Hình ảnh từ Internet)
Những tác phẩm văn học nào bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 5 chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định một số tác phẩm bắt buộc và tác phẩm bắt buộc lựa chọn trong chương tình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn như sau:
(1) Tác phẩm bắt buộc:
- Nam quốc sơn hà (Thời Lý)
- Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
- Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
- Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
- Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh
(2) Tác phẩm bắt buộc lựa chọn:
- Văn học dân gian Việt Nam
+ Chọn ít nhất 4 tác phẩm đại diện cho 4 thể loại trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười
+ Chọn ít nhất 3 bài ca dao về các chủ đề: quê hương đất nước; tình yêu, tình cảm gia đình; con người và xã hội (trữ tình hoặc trào phúng)
+ Chọn ít nhất 1 sử thi Việt Nam
+ Chọn ít nhất 1 truyện thơ của các dân tộc thiểu số Việt Nam
+ Chọn ít nhất 1 kịch bản chèo hoặc tuồng
- Văn học viết Việt Nam, chọn ít nhất 1 tác phẩm của mỗi tác giả sau:
+ Thơ Nôm, văn nghị luận của Nguyễn Trãi
+ Thơ chữ Hán của Nguyễn Du
+ Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương
+ Thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu
+ Thơ Nôm của Nguyễn Khuyến
+ Truyện và thơ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
+ Truyện ngắn, tiểu thuyết của Nam Cao
+ Tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng Phụng
+ Thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
+ Thơ của Tố Hữu trước và sau Cách mạng tháng Tám
+ Truyện ngắn, kí của Nguyễn Tuân
+ Kịch của Nguyễn Huy Tưởng
+ Kịch của Lưu Quang Vũ
- Văn học nước ngoài, chọn ít nhất 1 tác phẩm cho mỗi nền văn học sau: Anh, Pháp, Mĩ, Hy Lạp, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.
Tiêu chí lựa chọn tác phẩm văn học theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ra sao?
Theo tiểu mục 1 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, tiêu chí lựa chọn ngữ liệu nói chung và tác phẩm văn học nói riêng như sau:
- Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình.
- Phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh ở từng lớp học, cấp học.
Từ ngữ dùng làm ngữ liệu dạy tiếng ở cấp tiểu học được chọn lọc trong phạm vi vốn từ văn hoá, có ý nghĩa tích cực, bảo đảm mục tiêu giáo dục phẩm chất, giáo dục ngôn ngữ, giáo dục thẩm mĩ và phù hợp với tâm lí học sinh.
- Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu về kiểu văn bản và thể loại, chuẩn mực và sáng tạo về ngôn ngữ.
- Phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hoá dân tộc; thể hiện tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia; có tính nhân văn, giáo dục lòng nhân ái, khoan dung, tình yêu chân thiện mĩ, tình yêu thiên nhiên, tinh thần hội nhập quốc tế, hướng đến những giá trị phổ quát của nhân loại.
Chương trình có định hướng mở về ngữ liệu. Tuy vậy, để bảo đảm nội dung giáo dục cốt lõi, thống nhất trên cả nước, bên cạnh những văn bản gợi ý tác giả sách giáo khoa và giáo viên lựa chọn, chương trình quy định một số văn bản bắt buộc và văn bản bắt buộc lựa chọn.
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội hiện tượng đời sống điểm cao? 3 chuyên đề học tập môn Ngữ văn học sinh lớp 11 là gì?
- Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về tình yêu quê hương của thế hệ trẻ hiện nay? Thời lượng dạy môn văn lớp 5 là bao nhiêu tiết?
- Top 5 mẫu viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên ông bụt lớp 4 hay nhất? Mục tiêu giáo dục học sinh tiểu học?
- Top 10 mẫu kết bài chung cho nghị luận văn học truyện ngắn? Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn là chuyên đề môn Ngữ văn lớp mấy?
- Mẫu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7? Học sinh lớp 7 được đánh giá bằng nhận xét như thế nào?
- Loại gió thịnh hành ở nước ta vào mùa hạ có hướng gì? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS được đánh giá bằng điểm số ra sao?
- Đồng bằng sông Cửu Long có bao nhiêu tỉnh thành phố?
- Mẫu Viết thư mời dự tiệc Giáng sinh bằng Tiếng Anh hay nhất? Các chủ điểm gợi ý trong dạy học môn Tiếng Anh ở các cấp học là gì?
- Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa rừng Trần Hưng Đạo? 4 hình thức khen thưởng học sinh THCS?
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?