Câu hỏi kèm đáp án Cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025?

Câu hỏi kèm đáp án Cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025? Đánh giá học sinh lớp 3 nhằm mục đích gì?

Câu hỏi kèm đáp án Cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025?

*Mời mọi người tham khảo câu hỏi kèm đáp án Cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025 dưới đây:

Câu hỏi kèm đáp án Cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025?

Câu 1: Em hãy sắp xếp các mẫu tem sau đây theo trình tự sự kiện lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước:

Câu hỏi Cuộc thi Tem bưu chính 2025

Câu 2: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhiều cung đường, địa danh gắn liền với chiến công vẻ vang của quân đội và nhân dân ta. Em hãy nói về các chiến công được thể hiện trên các mẫu tem sau:

Câu hỏi Cuộc thi Tem bưu chính 2025

Câu 3: Trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước có nhiều gương chiến đấu, hy sinh của quân và dân ta được Nhà nước phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Em hãy cho biết vài nét về người anh hùng được thể hiện qua con tem dưới đây.

Câu hỏi Cuộc thi Tem bưu chính 2025

Câu 4: Năm 2025 cả nước tưng bừng kỷ niệm sự kiện lịch sử 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trong cuộc đấu tranh đó đã có rất nhiều tấm gương bộ đội, chiến sỹ đã trực tiếp tham gia phục vụ chiến đấu. Em hãy kể một câu chuyện về tấm gương tiêu biểu mà em biết (bài viết không quá 1000 từ) hoặc vẽ 1 mẫu tem (khuôn khổ A4) nói về sự kiện lịch sử trên.

Câu hỏi Cuộc thi Tem bưu chính 2025

Đáp án thi tìm hiểu tem bưu chính năm 2025

Đáp án câu 1 Tem bưu chính 2025

Thứ tự đúng của các con tem: (a) => (e) => (d) => (c) => (b)

(a) Bộ tem Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968-2018).

(e) Bộ tem “Kỷ niệm 50 năm thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1976)”.

(d) Mẫu bộ tem "Kỷ niệm 50 năm Trận chiến 12 ngày đêm "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" (1972-2022)".

(c) Lễ ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27/1/1973, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Paris (Pháp).

(b) Bộ tem 320 - Tổng tiến công 1975.

Đáp án câu 2 Tem bưu chính 2025

(a) Đường Trường Sơn (hay Đường mòn Hồ Chí Minh) là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam, đi qua Lào và Campuchia, phục vụ chi viện cho Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam (1959–1975). Hệ thống này bao gồm đường mòn, đường bộ, đường xe tải và giao thông sông nước với tổng chiều dài 16.000 km. Thành lập vào ngày 19/5/1959, Đoàn 559 với 440 thanh niên đã xây dựng tuyến đường. Thời gian đầu, hành quân từ Bắc vào Sài Gòn mất 6 tháng, bất chấp bom đạn từ máy bay Mỹ. Tuyến đường được xem là "thành tựu kỹ thuật quân sự vĩ đại" và còn được gọi là "Tuyến đường máu" bởi những hy sinh lớn lao trên con đường này.

(b) Thành Cổ Quảng Trị - tòa thành nằm bên dòng sông Thạch Hãn, được xây dựng vào năm 1809 và được hoàn thiện vào năm 1837. Nơi đây không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Trị, mà còn có vị trí quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Mùa Hè năm 1972 (từ 28/6 đến 16/9) đã diễn ra Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị đầy bi tráng, đi vào lịch sử như bản hùng ca bất tử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

(c) Từ ngày 20/1/1968, sau 170 ngày đêm chiến đấu ác liệt, quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 17.000 lính địch, phá hủy nhiều khí tài hiện đại và giải phóng huyện Hướng Hóa vào ngày 9/7/1968. Thất bại tại Khe Sanh đã làm sụp đổ chiến lược phòng thủ của Mỹ, gây tâm lý chán nản trong giới quân sự và chính trị Mỹ. Chiến thắng Khe Sanh thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân ta, và nghệ thuật quân sự vượt trội. Đây là bước ngoặt lớn, góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968, tạo đà cho các chiến thắng sau này, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975.

(d) Đồng khởi 1960 là một chiến công oanh liệt, một sự kiện lịch sử trọng đại, một mốc son chói lọi trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng bộ và Nhân dân Bến Tre; là thắng lợi của truyền thống yêu nước, quật cường, của tinh thần dũng cảm, niềm tin, sáng tạo, là thắng lợi của khối đại đoàn kết, của ý Đảng - lòng dân, của tư tưởng tiến công, tiến công liên tục, biết vượt qua khó khăn, thử thách, chớp lấy thời cơ khởi nghĩa giành thắng lợi của Đảng bộ và Nhân dân Bến Tre.

(e) Cuộc Tổng tấn công mùa Xuân 1975 diễn ra từ tháng 3 đến 30/4/1975, gồm ba chiến dịch lớn: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, và Hồ Chí Minh. Mở đầu bằng thắng lợi tại Buôn Ma Thuột, quân ta nhanh chóng giải phóng Tây Nguyên và miền Trung. Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh thành công, giải phóng Sài Gòn. Cuộc tổng tấn công kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước.

Đáp án câu 3 Tem bưu chính 2025

Nguyễn Văn Trỗi

- Liệt sĩ cách mạng, chiến sĩ biệt động nội thành Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 01/02/1940 tại làng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

- Năm 1964, ông bị bắt khi thực hiện nhiệm vụ đánh bom cầu Công Lý nhằm ám sát Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara. Dù bị tra tấn, ông kiên quyết không khai báo.

- Ngày 15/10/1964, Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn ở Sài Gòn. Trước khi hy sinh, ông hô vang khẩu hiệu cách mạng, để lại tấm gương sáng về lòng yêu nước và tinh thần bất khuất.

Đáp án câu 4 Tem bưu chính 2025

Anh hùng Nguyễn Văn Đừng

Nguyễn Văn Đừng sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê ở ấp 1, xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp nhập ngũ ngày 5 tháng 9 năm 1959. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội trưởng thuộc đại đội 1, tiểu đoàn 261A (tiểu đoàn ghi rông) đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Văn Đừng đã tham dự hơn 30 trận chiến đấu, luôn luôn nêu cao tinh thần kiên quyết, dũng cảm, có tác phong chiến đấu rất mưu trí, linh hoạt, khi tiến công thì mãnh liệt chớp nhoáng, khi bám trụ thì gan góc kiên cường, có ý thức chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh một cách kiên quyết, triệt để, được cấp trên tin cậy, thường giao nhiệm vụ quan trọng đột xuất trong những tình huống đặc biệt, được đồng đội yêu mến.

*Lưu ý: Thông tin về câu hỏi kèm đáp án Cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025 chỉ mang tính chất tham khảo./.

Câu hỏi kèm đáp án Cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025?

Câu hỏi kèm đáp án Cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025? (Hình từ Internet)

Đánh giá học sinh lớp 3 nhằm mục đích gì?

Căn cứ tại Điều 3 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT thì mục đích đánh giá học sinh tiểu học là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau:

- Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

- Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.

- Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.

- Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

- Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.

5 phương pháp đánh giá học sinh lớp 3 như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có quy định một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh lớp 3 gồm

- Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.

- Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.

- Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

Đáp án cuộc thi
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Câu hỏi kèm đáp án Cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án kỳ 5 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo, biên giới quê hương?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật năm 2024 dành cho đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, học viên tỉnh Tiền Giang?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu lịch sử 70 năm thành lập Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh Nghệ An tuần 1?
Tác giả:
Lượt xem: 2049

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;