Cách lập dàn ý kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội?
Cách lập dàn ý kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội?
Viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội là một trong những nội dung mà các bạn học sinh sẽ được thực hành trong môn Ngữ văn.
Các bạn học sinh có thể tham khảo cách lập dàn ý kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội để viết văn hiệu quả nhất:
Cách lập dàn ý kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội *Dàn ý chung: Mở bài: Giới thiệu chung về chuyến đi/hoạt động: Đi đâu? Làm gì? Khi nào? Nêu cảm xúc ban đầu khi tham gia (háo hức, lo lắng,...) Thân bài: Chuẩn bị: Những công việc chuẩn bị trước khi đi (đóng góp, tập luyện,...) Tâm trạng lúc đó Diễn biến: Quá trình di chuyển (nếu có) Hoạt động chính (tham quan, làm việc thiện nguyện,...) Những sự kiện đáng nhớ, những người bạn gặp gỡ Cảm xúc trong suốt quá trình Kết quả: Thành quả đạt được Ý nghĩa của chuyến đi/hoạt động Kết bài: Cảm xúc sau chuyến đi/hoạt động Những bài học rút ra Mong muốn (nếu có) ***Ví dụ cụ thể với chuyến đi làm thiện nguyện: Mở bài: Mùa hè năm ngoái, em cùng lớp tham gia chuyến đi tình nguyện đến một ngôi làng vùng cao. Trước ngày lên đường, em vừa háo hức, vừa lo lắng. Háo hức vì được trải nghiệm một điều mới lạ, được giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Nhưng cũng lo lắng vì không biết mình có làm được gì nhiều hay không. Thân bài: Chuẩn bị: Cả lớp đã cùng nhau quyên góp sách vở, quần áo, đồ dùng học tập để tặng cho các em nhỏ. Chúng em còn tập luyện một số tiết mục văn nghệ để biểu diễn trong buổi giao lưu. Diễn biến: Sau một hành trình dài, chúng em đã đến được ngôi làng. Cảnh vật nơi đây thật khác lạ và yên bình. Chúng em được các thầy cô giáo và các em nhỏ đón tiếp rất nồng nhiệt. Chúng em đã cùng nhau sửa sang lại nhà văn hóa, sơn lại tường, quét dọn sân trường. Buổi tối, chúng em tổ chức một đêm văn nghệ thật vui. Các em nhỏ rất thích thú khi được xem chúng em biểu diễn. Kết quả: Chuyến đi đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng em. Chúng em đã giúp được một phần nhỏ cho các em nhỏ vùng cao, mang lại niềm vui cho các em. Kết bài: Sau chuyến đi, em cảm thấy mình đã trưởng thành hơn rất nhiều. Em hiểu được giá trị của việc chia sẻ và giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Em mong rằng sẽ có nhiều cơ hội để tham gia các hoạt động tình nguyện khác. |
*Lưu ý: Thông tin về ách lập dàn ý kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội chỉ mang tính chất tham khảo./.
Cách lập dàn ý kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội? (Hình từ Internet)
Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội là yêu cầu trong chương trình Ngữ văn lớp mấy?
Căn cứ theo Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, thì yêu cầu cần đạt ở phần đọc hiểu chương trình môn Ngữ văn lớp 8 như sau:
VIẾT
Quy trình viết
Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
Thực hành viết
- Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả 2 yếu tố này trong văn bản.
- Bước đầu biết làm một bài thơ tự do (sáu, bảy chữ). Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.
- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó; nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
- Viết được bài phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.
- Viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách; nêu được những thông tin quan trọng; trình bày mạch lạc, thuyết phục.
- Viết được văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống.
Như vậy, viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội là yêu cầu trong chương trình Ngữ văn lớp 8.
Học sinh lớp 8 có được sử dụng các trang thiết bị để học tập hay không?
Căn cứ theo Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, học sinh lớp 8 có một số quyền hạn như sau:
(1) Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
(2) Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.
(3) Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
(4) Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
(5) Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(6) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, một trong những quyền của học sinh lớp 8 là được học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.
Như vậy, đối chiếu những quyền trên của học sinh thì thấy rằng học sinh lớp 8 hoàn toàn có quyền sử dụng các trang thiết bị để học tập.
- Hồ sơ dự tuyển của công dân Việt Nam được cử ra nước ngoài học tập bao gồm những gì?
- Cơ sở giáo dục có được để viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật ký hợp đồng thỉnh giảng không?
- Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với giáo viên trung học cơ sở?
- Có được hưởng phụ cấp thâm niên với trường hợp giữ mã ngạch giáo viên nhưng không giảng dạy?
- Luận văn thạc sĩ là gì? Luận văn thạc sĩ được tổ chức đánh giá bằng hình thức nào?
- Bếp ăn trường học là gì? Có cần phải lưu mẫu trong bếp ăn trường học của trường mẫu giáo không?
- Tiêu chuẩn của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là gì?
- Điểm GPA là gì? Quy đổi điểm GPA ở đại học theo xếp loại học lực như thế nào?
- Mẫu phiếu tự đánh giá xếp loại giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp?
- Hội đồng trường của trường phổ thông tư thục là gì? Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục như thế nào?