Đoạn mạch song song, đoạn mạch nối tiếp là gì? Phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung môn KHTN lớp 9 thế nào?

Lý thuyết về đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song? Các đặc điểm của từng đoạn mạch? Phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung?

Đoạn mạch song song, đoạn mạch nối tiếp là gì? Đặc điểm của các đoạn mạch?

Lý thuyết về đoạn mạch song song, đoạn mạch nối tiếp:

Đoạn mạch nối tiếp:

- Đoạn mạch nối tiếp là đoạn mạch điện gồm các thiết bị điện được mắc liên tiếp với nhau


Đoạn mạch song song:

- Đoạn mạch song song là đoạn mạch điện có các thiết bị điện được mắc thành các nhánh riêng biệt

Đặc điểm của các đoạn mạch như sau:

- Cường độ dòng điện:

+ Cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp:

I = I1 + I2

+ Cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch gồm n điện trở mắc nối tiếp:

I = I1 + I2 + … + In

- Điện trở tương đương:

+ Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp:

+ Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm n điện trở R1, R2, … Rn mắc nối tiếp:

- Hiệu điện thế:

+ Hiệu điện thế của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp:

U = U1 = U2

+ Hiệu điện thế của đoạn mạch gồm n điện trở mắc nối tiếp:

U = U1 = U2 = … = Un

Đặc điểm của mạch điện nối tiếp:

- Cường độ dòng điện:

+ Cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp:

I = I1 = I2

+ Cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch gồm n điện trở mắc nối tiếp:

I = I1 = I2 = … = In

- Điện trở tương đương:

+ Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp:

R = R1 + R2

+ Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm n điện trở R1, R2, … Rn mắc nối tiếp:

R = R1 + R2 + … + Rn

- Hiệu điện thế:

+ Hiệu điện thế của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp:

U = U1 + U2

+ Hiệu điện thế của đoạn mạch gồm n điện trở mắc nối tiếp:

U = U1 + U2 + … + Un

Lưu ý: Lý thuyết về đoạn mạch song song, đoạn mạch nối tiếp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Học sinh cần kết hợp nghe giảng tren lớp và đọc sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 9 để nắm được chính xác kiến thức

Đoạn mạch song song, đoạn mạch nối tiếp là gì? Phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung môn KHTN lớp 9 thế nào? (Hình từ Internet)

Phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung môn Khoa học tự nhiên lớp 9?

Căn cứ theo tiểu mục 2.2.Mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên, ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung đối với môn Khoa học tự nhiên lớp 9 như bao gồm:

- Năng lực tự chủ và tự học

Thông qua phương pháp tổ chức dạy học, môn Khoa học tự nhiên rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự khám phá để chiếm lĩnh kiến thức khoa học. Năng lực tự chủ và tự học được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế các hoạt động thực nghiệm trong phòng thực hành, ngoài thực địa, đặc biệt trong tổ chức tìm hiểu tự nhiên.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động như quan sát, xây dựng giả thuyết khoa học, lập và thực hiện kế hoạch kiểm chứng giả thuyết, thu thập và xử lí dữ kiện, tổng hợp kết quả và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu,…. Đó là những kĩ năng thường xuyên được rèn luyện trong dạy học các chủ đề của môn học.

Môn Khoa học tự nhiên góp phần hình thành và phát triển năng lực hợp tác khi học sinh thường xuyên thực hiện các dự án học tập, các bài thực hành, thực tập theo nhóm, các hoạt động trải nghiệm. Khi thực hiện các hoạt động đó, học sinh cần làm việc theo nhóm, trong đó mỗi thành viên thực hiện các phần khác nhau của cùng một nhiệm vụ, học sinh được trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Giải quyết vấn đề và sáng tạo là hoạt động đặc thù trong quá trình tìm hiểu và khám phá thế giới tự nhiên. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được hình thành và phát triển bằng biện pháp tổ chức cho học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tìm hiểu các hiện tượng đa dạng của thế giới tự nhiên, gần gũi với cuộc sống hàng ngày.

Các thiết bị giáo dục dùng để thực hành đối với môn Khoa học tự nhiên lớp 9?

Theo tiểu mục b.3.Mục VIII, Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên, ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT các thiết bị giáo dục dùng để thực hành môn Khoa học tự nhiên lớp 9 bao gồm:

- Dụng cụ đo chiều dài, diện tích, thể tích, khối lượng, nhiệt độ, thời gian; xe đo có tích hợp cảm biến vị trí, cảm biến lực để khảo sát chuyển động, khảo sát lực ma sát; lực kế, thước đo độ dài, thanh nam châm vĩnh cửu, cân lò xo; máy phát âm tần, âm thoa, dao động kí;

- Dụng cụ tạo và hiển thị được tia sáng, tạo vùng sáng, vùng tối, trộn màu ánh sáng; gương phẳng, lăng kính; dụng cụ tạo từ phổ, la bàn học sinh; nam châm vĩnh cửu, nam châm điện;

- Thiết bị khảo sát được khối lượng riêng của một vật và áp suất tác dụng lên một bề mặt; dụng cụ đơn giản tạo đòn bẩy; dụng cụ tạo, phân bố lại điện tích (van de Graaff generator, miếng lụa mềm, lược nhựa...); bộ dụng cụ đo năng lượng điện (joulemeter);

- Bộ dụng cụ khảo sát sự phản xạ ánh sáng; bộ dụng cụ khảo sát sự khúc xạ ánh sáng; cân hiện số; pH mét cầm tay; dụng cụ thuỷ tinh như: ống nghiệm, bình cầu, lọ, cốc, phễu, chậu, ống hút...; hoá chất: các loại hoá chất tối thiểu cần thiết cho thí nghiệm biểu diễn và thực hành.

- Mẫu vật về phân bón; mô hình, bộ lắp ráp phân tử dạng rỗng, dạng đặc của alkane, alcohol ethylic, acetic acid.

- Bộ tiêu bản hiển vi về tế bào và các bào quan tế bào; bộ dụng cụ làm tiêu bản ép khô thực vật, làm tiêu bản ngâm động vật; bộ dụng cụ tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.

- Dụng cụ dạy thực hành băng bó cho người bị gãy xương, máy đo huyết áp, dụng cụ băng bó vết thương khi bị chảy máu.

Môn Khoa học tự nhiên lớp 9
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Ở người có bao nhiêu cặp nhiễm sắc thể? Học sinh được học về nhiễm sắc thể ở chương trình lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Dãy hoạt động hoá học của kim loại là gì? Ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại? Hình thức đánh giá môn Khoa học tự nhiên lớp 9?
Hỏi đáp Pháp luật
Đoạn mạch song song, đoạn mạch nối tiếp là gì? Phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung môn KHTN lớp 9 thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiễm sắc thể là gì? Nhiễm sắc thể có phải sẽ có trong chương trình lớp 9 hay không?
Tác giả:
Lượt xem: 290
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;