Các trường đại học đào tạo chuyên ngành Luật tiêu biểu hiện nay?

Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học được phân loại, sắp xếp như thế nào? Các trường đại học đào tạo chuyên ngành Luật tiêu biểu hiện nay?

Các trường đại học đào tạo chuyên ngành Luật tiêu biểu hiện nay?

Ngành Luật, lĩnh vực hấp dẫn, chuyên sâu về hệ thống pháp luật, thu hút đông đảo thí sinh. Trước sự đa dạng của các trường đào tạo ngành Luật, nhiều sinh viên đang đối mặt với khó khăn khi lựa chọn trường.

Ngành Luật, một trong những lựa chọn hàng đầu của các thì sinh sau đây là một số trường đại học đào tạo chuyên ngành Luật tiêu biểu hiện nay:

[1] Đại học Luật Hà Nội

[2] Đại học Luật Hồ Chí Minh

[3] Khoa Luật - Đại Học QGHN

[4] Khoa Luật - Đại học Vinh

[5] Đại Học Luật - Đại học Huế

[6] Đại học Kinh Tế Luật - Đại học Quốc gia HCM

[7] Đại học Kinh tế – Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Các trường đại học đào tạo chuyên ngành Luật tiêu biểu hiện nay?

Các trường đại học đào tạo chuyên ngành Luật tiêu biểu hiện nay? (Hình từ Internet)

Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học được phân loại, sắp xếp chương trình và ngành đào tạo như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT thì danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học phân loại, sắp xếp chương trình và ngành đào tạo như sau:

- Việc phân loại, sắp xếp chương trình và ngành đào tạo theo Danh mục phải dựa trên việc xác định nguồn gốc phát triển, đối sánh khối lượng và nội dung kiến thức và kỹ năng chuyên môn, căn cứ:

+ Quy định trong chuẩn chương trình đào tạo của ngành, nhóm ngành ở trình độ tương ứng (nếu có);

+ Đặc điểm chung, phổ quát của các chương trình đào tạo đang được thực hiện tại các cơ sở đào tạo khác (nếu chưa có chuẩn chương trình đào tạo của ngành, nhóm ngành tương ứng).

- Phân loại, sắp xếp chương trình đào tạo vào ngành đào tạo

+ Một chương trình đào tạo được phân loại và sắp xếp vào một ngành trong Danh mục khi chứa đựng kiến thức và kỹ năng chuyên môn cốt lõi của ngành đó;

+ Trong trường hợp đặc biệt, một chương trình đào tạo mang tính liên ngành có thể được phân loại, sắp xếp đồng thời vào một số ngành trong Danh mục khi chứa đựng phần lớn kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mỗi ngành đó.

- Phân loại, sắp xếp ngành đào tạo vào lĩnh vực, nhóm ngành đào tạo

+ Một ngành đào tạo được phân loại và sắp xếp vào một lĩnh vực cụ thể trong Danh mục (không phải lĩnh vực “Khác”) khi có cùng nguồn gốc với các ngành trong lĩnh vực đó, đồng thời có phần chung về kiến thức và kỹ năng chuyên môn với các ngành thuộc lĩnh vực lớn hơn so với các ngành thuộc lĩnh vực khác.

+ Một ngành đào tạo được phân loại và sắp xếp vào một nhóm ngành cụ thể trong Danh mục (không phải nhóm ngành “Khác”) khi có cùng nguồn gốc với các ngành trong nhóm ngành đó, đồng thời có phần chung về kiến thức và kỹ năng chuyên môn với các ngành trong nhóm ngành lớn hơn so với các ngành thuộc nhóm ngành khác.

+ Trong trường hợp đặc biệt, một ngành đào tạo mang tính liên ngành có thể được sắp xếp đồng thời vào một số nhóm ngành khi có nguồn gốc phát triển từ lai ghép một số ngành thuộc các nhóm ngành đó, đồng thời có phần chung về kiến thức và kỹ năng chuyên môn với các ngành đó tương đương nhau.

+ Các ngành không đáp ứng yêu cầu tại điểm a khoản này được xếp vào lĩnh vực “Khác” trong Danh mục; các ngành không đáp ứng yêu cầu tại điểm b, c khoản này được xếp vào nhóm ngành “Khác” của lĩnh vực phù hợp.

Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học được bổ sung ngành mới ra sao?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT thì danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học được bổ sung ngành mới như sau:

- Một ngành đào tạo mới được xem xét bổ sung vào một nhóm ngành cụ thể trong Danh mục ngành chính thức khi đáp ứng các điều kiện như sau:

+ Có căn cứ khoa học và thực tiễn về nguồn gốc hình thành ngành đào tạo mới (trên cơ sở tách ra từ một ngành hoặc lai ghép một số ngành theo yêu cầu phát triển của khoa học, công nghệ và thực tiễn nghề nghiệp);

+ Có sự khác biệt tối thiểu là 30% về kiến thức và kỹ năng chuyên môn so với các ngành hiện có thuộc nhóm ngành dự kiến sắp xếp trong Danh mục;

+ Có số liệu phân tích, dự báo tin cậy về nhu cầu nguồn nhân lực mà các ngành đào tạo hiện tại không đáp ứng được; đối với các ngành đã có sinh viên tốt nghiệp phải có số liệu phân tích, đánh giá tin cậy về khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực mà các ngành đào tạo khác không đáp ứng được;

+ Đã được đào tạo tại nhiều cơ sở đào tạo có uy tín trên thế giới hoặc đã được liệt kê ở ít nhất hai bảng phân loại các chương trình và ngành đào tạo thông dụng trên thế giới (trừ một số ngành chỉ đào tạo ở Việt Nam hoặc các ngành liên quan đến an ninh, quốc phòng);

+ Đã được phát triển chương trình, tổ chức đào tạo, đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng kiểm định chương trình tại ít nhất hai cơ sở đào tạo trong nước và được các cơ sở đào tạo đó cùng đề xuất bổ sung vào Danh mục;

+ Đối với các ngành thuộc lĩnh vực đào tạo giáo viên, nghệ thuật, thể thao, pháp luật, sức khỏe, an ninh, quốc phòng phải có ý kiến đồng thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực ngành tương ứng.

- Một ngành đào tạo mới được xem xét bổ sung vào Danh mục ngành thí điểm khi đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 6 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.

- Một ngành mới khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT được xem xét cấp mã ngành chính thức và chuyển ra khỏi Danh mục ngành thí điểm.

Một ngành mới bổ sung vào Danh mục phải được ghi rõ thời gian có hiệu lực áp dụng.

>>> Tải về đầy đủ Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học

Trường đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện cho phép thành lập trường đại học tư thục gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học có cơ cấu tổ chức như thế nào? Hội đồng trường của trường đại học công lập có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục xác nhận nhập học trực tuyến 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ nhập học đại học 2024-2025 cần có gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn chót xác nhận nhập học năm học 2024-2025 trên hệ thống của Bộ giáo dục và Đào tạo là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng chỉ TOEFL trong tiếng anh là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ tịch hội đồng trường đại học công lập có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường đại học đào tạo chuyên ngành Luật tiêu biểu hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo khi nào? Ai có thẩm quyền đình chỉ hoạt động đào tạo của trường đại học?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;