Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết Nối Tri Thức Học Kỳ 1 năm học 2024-2025?

Môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 cần đạt về năng lực đặc thù cho các em như thế nào? Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết Nối Tri Thức Học Kỳ 1 năm học tới?

Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết Nối Tri Thức Học Kỳ 1 năm học 2024-2025?

Khi kết thúc kỳ nghĩ hè thì các em học sinh và thầy cô bắt đầu khởi động lại một năm học mới.

Vào ngày 01/8/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT về việc quy định Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025.

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rằng năm học 2024-2025, tựu trường sớm nhất trước 1 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 2 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

>>> Khai giảng năm học mới tổ chức vào ngày 5/9/2024<<<

Đồng nghĩa với việc học sinh cả nước sẽ chính thức khai giảng vào thứ 5 ngày 5/9/2024 Dương lịch (tức rồi vào ngày 3/8/2024 âm lịch).

Vì vậy các giáo viên phụ trách bộ môn cần có một bộ giáo án dạy học riêng cho mình. Cụ thể Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết Nối Tri Thức Học Kỳ 1 năm học 2024-2025 tham khảo ngay mẫu như sau:

Giáo án dạy môn lịch sử và địa lý lớp 4

Tải về Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết Nối Tri Thức Học Kỳ 1.

>>> Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, việc lựa chọn bộ sách giáo khoa dạy học cho năm học mới còn phụ thuộc vào việc chọn lựa sách của nhà trường nơi giáo viên dạy. Giáo viên có thể tham khảo nội dung giáo án bên trên để biên soạn lại cho mình.

Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết Nối Tri Thức Học Kỳ 1 năm học 2024-2025?

Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết Nối Tri Thức Học Kỳ 1 năm học 2024-2025? (Hình từ Internet)

Môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 cần đạt về năng lực đặc thù cho các em như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù

Môn Lịch sử và Địa lí hình thành và phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và địa lí, biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Biểu hiện của các thành phần năng lực này được trình bày trong bảng sau:

Thành phần năng lực

Biểu hiện

NHẬN THỨC KHOA HỌC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

- Kể, nêu, nhận biết được các hiện tượng địa lí, sự kiện lịch sử diễn ra trong cuộc sống theo mối quan hệ không gian - thời gian; một số giá trị, truyền thống kết nối con người Việt Nam; một số nền văn minh; một số vấn đề khó khăn mà nhân loại đang phải đối mặt.

- Trình bày, mô tả được một số nét chính về lịch sử và địa lí của địa phương, vùng miền, đất nước, thế giới.

- Nêu được cách thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

TÌM HIỂU LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

- Biết quan sát, tra cứu tài liệu để tìm thông tin hoặc thực hiện điều tra ở mức độ đơn giản để tìm hiểu về các sự kiện lịch sử và hiện tượng địa lí; biết đọc lược đồ, biểu đồ, bản đồ tự nhiên, dân cư,... ở mức đơn giản.

- Từ những nguồn tư liệu, số liệu, biểu đồ, lược đồ, bản đồ,... nêu được nhận xét về đặc điểm và mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử và các đối tượng, hiện tượng địa lí.

- Trình bày được ý kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật lịch sử và hiện tượng địa lí,...

- So sánh, nhận xét, phân biệt được sự đa dạng về tự nhiên, dân cư, lịch sử, văn hoá ở một số vùng miền; nhận xét được tác động của thiên nhiên đến hoạt động sản xuất của con người và tác động của con người đến tự nhiên.

VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC

- Xác định được vị trí của một địa điểm, một phạm vi không gian trên bản đồ; sử dụng được đường thời gian để biểu diễn tiến trình phát triển của sự kiện, quá trình lịch sử.

- Sử dụng được biểu đồ, số liệu,... để nhận xét về một số sự kiện lịch sử, hiện tượng địa lí.

- Biết sưu tầm và sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử và địa lí để thảo luận và trình bày quan điểm về một số vấn đề lịch sử, địa lí, xã hội đơn giản.

- Vận dụng được kiến thức lịch sử và địa lí đã học để phân tích và nhận xét ở mức độ đơn giản tác động của một sự kiện, nhân vật lịch sử và hiện tượng địa lí,... đối với cuộc sống hiện tại.

- Đề xuất được ý tưởng và thực hiện được một số hành động như: sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá,...

Mục tiêu chung của chương trình dạy học môn lịch sử và địa lý ở cấp tiểu học như thế nào?

Căn cứ theo Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:

- Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và địa lí với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc, từ đó góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Môn Lịch sử và Địa lí
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo án môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết Nối Tri Thức Học Kỳ 1 năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Dạy học các chủ đề tích hợp lịch sử địa lí cấp trung học cơ sở thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí tại trường tiểu học?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;