Bộ Chính trị yêu cầu bảo đảm ngân sách chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% đúng không?

Bảo đảm ngân sách chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% theo yêu cầu tại Kết luận mới nhất cảu Bộ Chính trị đúng không?

Bộ Chính trị yêu cầu bảo đảm ngân sách chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% đúng không?

Tại Mục 7 Kết luận 91-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị đã có yêu cầu như sau:

7. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo; bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước như Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đề ra. Đồng thời, kịp thời điều chỉnh tăng mức chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo phù hợp với tăng trưởng của nền kinh tế. Nhà nước bảo đảm kinh phí cho giáo dục bắt buộc, giáo dục phổ cập, miễn học phí cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi và thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm trong lĩnh vực giáo dục; ưu tiên đầu tư cho giáo dục, đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo. Triển khai chương trình đầu tư kiên cố hoá trường học, xoá phòng học tạm, xây dựng trường chuẩn quốc gia và bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu, nhất là ở các vùng nông thôn, đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới, hải đảo, phấn đấu đến năm 2030 tỉ lệ phòng học được kiên cố hoá đạt 100%; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình đầu tư công hiện đại hoá giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, sư phạm và cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
...

Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu bảo đảm ngân sách chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước như Nghị quyết 29 đã đề ra.

Bộ Chính trị yêu cầu bảo đảm ngân sách chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% đúng không?

Bộ Chính trị yêu cầu bảo đảm ngân sách chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% đúng không? (Hình từ Internet)

Bộ Chính trị yêu cầu thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất cả nước, xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa đúng không?

Căn cứ Mục 3 Kết luận 91-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị đã có yêu cầu như sau:

3. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên. Trong đó, ban hành và tổ chức triển khai hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới với nội dung và phương pháp tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tiễn; từng bước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 3, 4 tuổi; quản lý chặt chẽ các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, nhất là các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập. Tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học; phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất cả nước, mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa và xã hội hoá việc biên soạn sách giáo khoa; thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm. Phát triển giáo dục thường xuyên đa dạng về nội dung và hình thức, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Giảm tỉ lệ mù chữ ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
...

Theo đó, Bộ chính trị đã yêu cầu tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ: thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất cả nước và xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa, bên cạnh đó, mỗi 1 môn học có thể có một hoặc một số sách giáo khoa.

Một số hạn chế bất cập khi đổi mới giáo dục theo Nghị quyết 29 tại Kết luận của Bộ Chính trị?

Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 là Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành (Nghị quyết 29).

Theo Kết luận 91-KL/TW năm 2024 của Bộ Chính trị, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29, một số hạn chế bất cập khi thực hiện Nghị quyết 29 như sau:

Việc thể chế hoá một số nội dung của Nghị quyết 29 thành chính sách, pháp luật phục vụ đổi mới giáo dục và đào tạo, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học chậm được ban hành; việc thực hiện tự chủ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới còn gặp nhiều khó khăn; liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở còn bất cập.

Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa thực sự gắn với thị trường lao động, chưa đáp ứng yêu cầu nhân lực cho các ngành kinh tế mới, công nghệ cao; trình độ ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh của lao động qua đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Tỉ lệ học sau đại học, nhất là các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật và công nghệ còn thấp. Cơ cấu, số lượng đội ngũ nhà giáo ở nhiều địa phương chưa hợp lý, chất lượng chưa đồng đều.

Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục còn bất cập; tỉ lệ phòng học chưa kiên cố hoá còn cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu, nhất là ở khu vực miền núi, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư.

Một số chỉ tiêu Nghị quyết 29 đề ra chưa hoàn thành; công tác truyền thông về đổi mới giáo dục và đào tạo, xã hội hoá giáo dục và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn có mặt hạn chế, chưa thu hút được nhiều nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư cho giáo dục...

Đổi mới giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Sắp tới lương giáo viên sẽ được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sẽ sớm xây dựng Luật về nhà giáo, Luật về học tập suốt đời đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Chính trị yêu cầu bảo đảm ngân sách chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo là gì?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;