Biên bản họp phụ huynh mầm non năm học 2024 2025?

Mẫu biên bản họp phụ huynh mầm non đầu năm học mới như thế nào? Tải về Mẫu biên bản họp phụ huynh mầm non?

Biên bản họp phụ huynh mầm non năm học 2024 2025?

Mẫu Biên bản họp phụ huynh mầm non đầu năm học 2024 2025 như sau:

>> Tải về Mẫu Biên bản họp phụ huynh mầm non đầu năm học: Tải

Lưu ý: Mẫu Biên bản họp phụ huynh mầm non trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Biên bản họp phụ huynh mầm non năm học 2024 2025?

Biên bản họp phụ huynh mầm non năm học 2024 2025? (Hình từ Internet)

Năm học 2024 2025 tổ chức họp phụ huynh mầm non mấy lần?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:

Hoạt động của cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Các cuộc họp của toàn thể cha mẹ học sinh:
a) Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh cử Ban đại diện học sinh lớp với số thành viên quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Điều lệ này. Trong năm học, tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ba lần: Vào đầu năm học, khi kết thúc học kỳ một, khi kết thúc năm học và tổ chức họp bất thường khi có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu;
b) Việc tổ chức hay không tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh trường do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.
...

Và tại khoản 2 Điều 1 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Điều lệ này quy định về Ban đại diện cha mẹ học sinh bao gồm: tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh; trách nhiệm quản lý Ban đại diện cha mẹ học sinh.
2. Điều lệ này áp dụng đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh của các trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường).

Như vậy, tại các trường mầm non một năm họp phụ huynh 3 lần:

- 1 lần vào đầu năm học;

- 1 lần khi kết thúc học kỳ 1;

- Họp bất thường khi có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu.

Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tại các trường mầm non có quyền gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp như sau:

Nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp
1. Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
a) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;
b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học;
c) Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.
2. Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
a) Quyết định triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh theo quy định tại Điều 9 của Điều lệ này (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp) sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp;
b) Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học;
c) Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp.

Như vậy, ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tại các trường mầm non có các quyền sau đây:

- Quyết định triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh theo quy định tại Điều 9 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp cụ thể:

Ban đại diện cha mẹ học sinh trường họp thường kỳ theo chương trình hoạt động cả năm học và họp bất thường khi có ít nhất 50% số thành viên hoặc trưởng ban đề nghị.

- Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học;

- Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp.

Ban đại diện cha mẹ học sinh
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên kêu gọi phụ huynh quyên góp tiền để mua thiết bị dạy học có đúng theo quy định pháp luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được thành lập Ban Đại diện cha mẹ học sinh đầu năm học hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào được sử dụng kinh phí hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh từ đâu mà có?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp bao gồm bao nhiêu thành viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Họp phụ huynh mầm non năm học 2024 2025 được tổ chức mấy lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên bản họp phụ huynh mầm non năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường làm việc với Hiệu trưởng được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban đại diện cha mẹ học sinh có quy định mức đóng góp bình quân cho kinh phí hoạt động của Ban không?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh đến từ đâu?
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;