Bảng phân biệt các chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh mới nhất 2025?
Bảng phân biệt các chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh?
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã vận dụng các chiến lược quân sự tinh vi nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là giành chiến thắng. Các chiến lược này bao gồm chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh, và Đông Dương hóa chiến tranh. Học sinh cần phân biệt các chiến lược chiến tranh này.
Dưới đây là bảng phân biệt các chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh:
Tiêu chí | Chiến tranh đặc biệt | Chiến tranh cục bộ | Việt Nam hóa chiến tranh & Đông Dương hóa chiến tranh |
Thời gian và hoàn cảnh | 1961 - 1965: Sau thất bại của chính quyền Ngô Đình Diệm, Mỹ chuyển sang chiến lược này. | 1965 - 1968: Sau thất bại của chiến tranh đặc biệt, Mỹ chuyển sang chiến lược chiến tranh cục bộ. | 1969 - 1973: Mỹ chuyển sang chiến lược Việt Nam hóa và Đông Dương hóa chiến tranh, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. |
Địa bàn diễn ra | Miền Nam Việt Nam | Miền Nam Việt Nam, mở rộng phá hoại miền Bắc | Toàn bộ Việt Nam và mở rộng chiến tranh ra Lào, Campuchia (khu vực Đông Dương). |
Lực lượng tham chiến | Quân Ngụy Sài Gòn | Quân viễn chinh Mỹ và đồng minh | Quân Ngụy Sài Gòn, quân Mỹ rút dần ra khỏi chiến trường. |
Mục tiêu chiến lược | Đạt được sự ổn định chính trị tại miền Nam Việt Nam, đẩy lùi phong trào cộng sản. | Tiêu diệt quân Giải phóng, chấm dứt các cuộc tấn công lớn của Việt Cộng. | Rút quân Mỹ, tăng cường quân đội Sài Gòn, sử dụng lực lượng bản địa để duy trì chiến tranh. |
Thủ đoạn cơ bản | - Kế hoạch Mtalay - Taylo (bình định miền Nam trong 18 tháng). - Tăng cường viện trợ quân sự cho Ngô Đình Diệm. - Lập 'ấp chiến lược', sử dụng chiến thuật mới như 'trực thăng vận', 'thiết xa vận'. | - Hành quân 'Tìm diệt' vào căn cứ Quân giải phóng (Vạn Tường). - Mở hai cuộc phản công chiến lược mùa khô. | - Mỹ rút dần quân và tăng cường quân Sài Gòn. - Lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô. |
Hình thức can thiệp của Mỹ | Cung cấp viện trợ quân sự, huấn luyện quân đội Sài Gòn, sử dụng chiến thuật không quân, đặc biệt là trực thăng. | Triển khai quân viễn chinh, tấn công quân sự quy mô lớn với sự tham gia của quân Mỹ. | Rút quân Mỹ dần, tăng cường hỗ trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn. |
Chiến thắng quan trọng của quân ta | Chiến thắng Ấp Bắc (1963) | Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968). | Chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào, Tổng tiến công mùa xuân 1975. |
Ý nghĩa chiến thắng của ta | Buộc Mỹ chuyển sang chiến tranh cục bộ. | Buộc Mỹ tuyên bố 'phi Mỹ hóa' và ngồi vào bàn đàm phán tại Paris. | Buộc Mỹ ký Hiệp định Paris, chấm dứt sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. |
Bảng phân biệt các chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh mới nhất 2025? (Hình từ Internet)
Trục phát triển chính của Chương trình môn Lịch sử THPT là gì?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT trục phát triển chính của Chương trình môn Lịch sử là hệ thống các chủ đề và chuyên đề học tập về những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam, nhằm nâng cao và mở rộng kiến thức thông sử mà học sinh đã được học ở cấp trung học cơ sở. Cụ thể:
- Các chủ đề và chuyên đề lịch sử của chương trình mang tính hệ thống, cơ bản, xuất phát từ yêu cầu phát triển năng lực và giáo dục lịch sử đối với từng lớp học;
- Các hợp phần kiến thức của chương trình bảo đảm tính logic (trong mối liên hệ lịch đại và đồng đại, sự tương tác giữa lịch sử Việt Nam với lịch sử khu vực và lịch sử thế giới...);
- Chương trình bảo đảm cho học sinh tiếp cận những tri thức lịch sử cơ bản trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, tư tưởng; phát triển cho học sinh năng lực tự học lịch sử suốt đời và khả năng ứng dụng vào cuộc sống những hiểu biết về lịch sử, văn hoá, xã hội của thế giới, khu vực và Việt Nam.
Chương trình môn Lịch sử có cần mở rộng và liên thông?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT chương trình môn Lịch sử có tính mở, tính liên thông. Cụ thể:
- Cấu trúc kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử tạo cơ hội cho học sinh kết nối, liên thông với kiến thức, kĩ năng các môn học khác như Địa lí, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng và an ninh,...;
- Chương trình dành quyền chủ động cho địa phương và nhà trường phát triển kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương, dành không gian sáng tạo cho giáo viên nhằm thực hiện chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa”; chú trọng phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục lịch sử;
- Chương trình bảo đảm nguyên tắc tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; kết nối chặt chẽ giữa các cấp học, giữa các lớp học trong từng cấp học và liên thông với chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học.
- Tính địa đới là gì? Nguyên nhân chính gây ra tính địa đới? Các chuyên đề môn Địa lí lớp 10?
- Cách lập dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng, đạo lí lớp 9 đạt điểm cao? Tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 9 ra sao?
- Huyện Đảo Phú Quý thuộc tỉnh nào? Xác định trên bản đồ các huyện đảo là nội dung lớp mấy?
- Tiêu chí 1 chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng? Mẫu Bằng tốt nghiệp cao đẳng hiện nay?
- Nha Bình dân học vụ được thành lập vào thời gian nào? Nhà nước có chính sách gì đối với xóa mù chữ?
- Vịnh nước sâu là gì? Vịnh ở vùng biển Việt Nam sẽ được học trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp mấy?
- Top 10 bài văn tả phong cảnh lớp 5 ngắn gọn? Giáo viên Tiếng Việt lớp 5 dạy bao nhiêu tiết mỗi tuần?
- Soạn bài Chiều sương môn Ngữ văn lớp 11 ngắn gọn? 3 chuyên đề học tập môn Ngữ văn lớp 11 là gì?
- Soạn bài Tuổi thơ tôi lớp 6 ngắn gọn? Học sinh lớp 6 được nghỉ học như thế nào trong năm?
- Top 6 mẫu viết đoạn văn tả cây cối lớp 4 ngắn gọn, điểm cao 2025? Giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng về bảo vệ môi trường ra sao?