7 hằng đẳng thức đáng nhớ? 7 hằng đẳng thức học ở chương trình môn Toán lớp mấy?

Theo quy định hiện nay thì 7 hằng đẳng thức đáng nhớ là như thế nào? Lớp mấy thì được học 7 hằng đẳng thức đáng nhớ?

7 hằng đẳng thức đáng nhớ ra sao?

Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ là những công thức toán học cơ bản nhưng vô cùng quan trọng, đặc biệt trong việc biến đổi các biểu thức đại số.

7 Hằng Đẳng Thức

*Đây là 7 công thức mà bạn cần ghi nhớ:

Bình phương của một tổng: (A + B)² = A² + 2AB + B²

Bình phương của một hiệu: (A - B)² = A² - 2AB + B²

Hiệu hai bình phương: A² - B² = (A + B)(A - B)

Lập phương của một tổng: (A + B)³ = A³ + 3A²B + 3AB² + B³

Lập phương của một hiệu: (A - B)³ = A³ - 3A²B + 3AB² - B³

Tổng hai lập phương: A³ + B³ = (A + B)(A² - AB + B²)

Hiệu hai lập phương: A³ - B³ = (A - B)(A² + AB + B²)

*Tại Sao Phải Nhớ?

- Rút gọn biểu thức: Giúp ta đưa các biểu thức phức tạp về dạng đơn giản hơn.

- Nhân phá đa thức: Tính nhanh tích của các đa thức có dạng đặc biệt.

- Giải phương trình: Áp dụng để đưa phương trình về dạng tích, từ đó tìm nghiệm.

- Phân tích đa thức thành nhân tử: Viết đa thức dưới dạng tích của các đa thức bậc thấp hơn.

*Ví Dụ Áp Dụng

Giả sử ta có biểu thức: (x + 2)²

Áp dụng hằng đẳng thức thứ nhất (bình phương của một tổng), ta có:

(x + 2)² = x² + 2x2 + 2² = x² + 4x + 4

Như vậy, chỉ với một bước đơn giản, ta đã khai triển được biểu thức phức tạp thành một đa thức bậc hai.

*Cách Nhớ Hiệu Quả

- Hiểu bản chất: Đừng chỉ học vẹt công thức, hãy cố gắng hiểu tại sao lại có những công thức này.

- Thực hành: Áp dụng các hằng đẳng thức vào nhiều bài tập khác nhau.

- quy luật: Tìm kiếm mối liên hệ giữa các hằng đẳng thức để nhớ dễ hơn.

- Sử dụng sơ đồ: Vẽ sơ đồ hoặc bảng để ghi nhớ các công thức.

*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.

Một số bài viết hay cùng chủ đề:

>>> Xem thêm Công thức tính diện tích tam giác cân?

>>> Xem thêm Công thức tính diện tích tam giác lớp 5 ra sao?

>>> Xem thêm Công thức tính diện tích tam giác vuông lớp 5 như thế nào?

>>> Xem thêm Công thức tính diện tích hình tròn lớp 5?

>>> Xem thêm Công thức tính chu vi hình tròn ra sao?

>>> Xem thêm Công thức tính thể tích hình trụ? Công thức này được học ở lớp mấy?

>>> Xem thêm Công thức tính áp suất là gì? Sẽ được học ở lớp 8 đúng không?

>>> Xem thêm Công thức nguyên hàm là gì? Lớp mấy thì học công thức nguyên hàm?

>>> Xem thêm Công thức thì hiện tại hoàn thành là gì?

7 hằng đẳng thức đáng nhớ ra sao? 7 hằng đẳng thức đáng nhớ học ở chương trình môn Toán lớp mấy?

7 hằng đẳng thức đáng nhớ ra sao? 7 hằng đẳng thức đáng nhớ học ở chương trình môn Toán lớp mấy? ( Hình từ Internet)

7 hằng đẳng thức đáng nhớ học ở chương trình môn Toán lớp mấy?

Căn cứ theo Mục V Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì cụ thể trong yêu cầu đối với môn toán lớp 8 thì 7 hằng đẳng thức đáng nhớ học ở chương trình môn Toán như sau:

Hằng đẳng thức đáng nhớ là một trong những nội dung ở phần đại số.

Cụ thể, trong phần biểu thức đại số sẽ có bài Hằng đẳng thức đáng nhớ phải đạt những nội dung như sau:

- Nhận biết được các khái niệm: đồng nhất thức, hằng đẳng thức.

- Mô tả được các hằng đẳng thức: bình phương của tổng và hiệu; hiệu hai bình phương; lập phương của tổng và hiệu; tổng và hiệu hai lập phương.

- Vận dụng được các hằng đẳng thức để phân tích đa thức thành nhân tử ở dạng: vận dụng trực tiếp hằng đẳng thức; vận dụng hằng đẳng thức thông qua nhóm hạng tử và đặt nhân tử chung.

Như vậy, có thể thấy rằng đối chiếu quy định trên thì 7 hằng đẳng thức đáng nhớ học ở chương trình môn Toán lớp 8.

Phương thức giáo dục đối với môn Toán lớp 8 như thế nào?

Căn cứ theo Mục VI Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, về chương trình giáo dục môn toán nói chung và chương trình giáo dục đối với môn Toán 8 nói riêng sẽ sử dụng phương pháp như sau:

- Phương pháp dạy học trong Chương trình môn Toán đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

+ Phù hợp với tiến trình nhận thức của học sinh (đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó); không chỉ coi trọng tính logic của khoa học toán học mà cần chú ý cách tiếp cận dựa trên vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm của học sinh;

+ Quán triệt tinh thần “lấy người học làm trung tâm”, phát huy tính tích cực, tự giác, chú ý nhu cầu, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân học sinh; tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trong đó học sinh được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề;

+ Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. Cấu trúc bài học bảo đảm tỉ lệ cân đối, hài hoà giữa kiến thức cốt lõi, kiến thức vận dụng và các thành phần khác.

+ Sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán; có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và các đối tượng học sinh; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả;

- Định hướng phương pháp hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

+ Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu

Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, môn Toán góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác giúp học sinh rèn luyện tính trung thực, tình yêu lao động, tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập, thói quen đọc sách và ý thức tìm tòi, khám phá khoa học.

+ Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung

++ Môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học thông qua việc rèn luyện cho người học biết cách lựa chọn mục tiêu, lập được kế hoạch học tập, hình thành cách tự học, rút kinh nghiệm và điều chỉnh để có thể vận dụng vào các tình huống khác trong quá trình học các khái niệm, kiến thức và kĩ năng toán học cũng như khi thực hành, luyện tập hoặc tự lực giải toán, giải quyết các vấn đề có ý nghĩa toán học.

++ Môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép, diễn tả được các thông tin toán học cần thiết trong văn bản toán học; thông qua sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để trao đổi, trình bày được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác, đồng thời thể hiện sự tự tin, tôn trọng người đối thoại khi mô tả, giải thích các nội dung, ý tưởng toán học.

++ Môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giúp học sinh nhận biết được tình huống có vấn đề; chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác; biết đề xuất, lựa chọn được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề và biết trình bày giải pháp cho vấn đề; biết đánh giá giải pháp đã thực hiện và khái quát hoá cho vấn đề tương tự.

- Phương pháp dạy học môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ và các năng lực đặc thù khác. Cụ thể:

+ Môn Toán với ưu thế nổi trội, có nhiều cơ hội để phát triển năng lực tính toán thể hiện ở chỗ vừa cung cấp kiến thức toán học, rèn luyện kĩ năng tính toán, ước lượng, vừa giúp hình thành và phát triển các thành tố của năng lực toán học (năng lực tư duy và lập luận, năng lực mô hình hoá, năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp và năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán).

+ Môn Toán góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình huống có ý nghĩa toán học, thông qua việc sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để trình bày, diễn tả các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học.

+ Môn Toán góp phần phát triển năng lực tin học thông qua việc sử dụng các phương tiện, công cụ công nghệ thông tin và truyền thông như công cụ hỗ trợ trong học tập và tự học; tạo dựng môi trường học tập trải nghiệm.

+ Môn Toán góp phần phát triển năng lực thẩm mĩ thông qua việc giúp học sinh làm quen với lịch sử toán học, với tiểu sử của các nhà toán học và thông qua việc nhận biết vẻ đẹp của Toán học trong thế giới tự nhiên.

>>> Tải về xem chi tiết Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT.

Môn Toán lớp 8
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
7 hằng đẳng thức đáng nhớ? 7 hằng đẳng thức học ở chương trình môn Toán lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Định lý Talet là như thế nào? Công thức là gì? Theo quy định thì lớp mấy thì học sinh được học?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 96
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;