6 nhiệm vụ chung trong giáo dục trung học năm học 2024-2025?
6 nhiệm vụ chung trong giáo dục trung học năm học 2024-2025?
Theo Phần A Công văn 3935 /BGDĐT-GDTrH năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025 thì 6 các nhiệm vụ trong giáo dục trung học năm học 2024-2025 như sau:
(1). Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT 2018) đối với tất cả các khối lớp, trong đó tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai CT GDPT 2018 đối với lớp 9, lớp 12 bảo đảm hoàn thành chương trình năm học và nâng cao chất lượng giáo dục trung học. Chuẩn bị tổ chức đánh giá tổng kết việc triển khai thực hiện CT GDPT 2018 giai đoạn 2020-2025.
(2). Thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đa dạng hóa hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp phát triển các kỹ năng cho học sinh; thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục STEM, giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông.
(3). Chú trọng thực hiện công tác phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm yêu cầu triển khai CT GDPT 2018; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
(4). Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm chất lượng thực hiện CT GDPT 2018; chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên.
(5). Thực hiện hiệu quả việc quản lý giáo dục, quản trị trường học; bảo đảm dân chủ, kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả trong các cơ sở giáo dục trung học; tổ chức tốt các phong trào thi đua. Tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn, giám sát, thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền.
(6). Triển khai thực hiện hiệu quả, thiết thực chuyển đổi số trong dạy học và quản lý giáo dục; tập trung thực hiện chuyển đổi số trong quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
6 nhiệm vụ chung trong giáo dục trung học năm học 2024-2025? (Hình từ Internet)
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường trong giáo dục trung học ra sao?
Theo tiểu mục 1 Mục 1 Phần B Công văn 3935 /BGDĐT-GDTrH năm 2024 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường trong giáo dục trung học như sau:
Các Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường và tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường, trong đó lưu ý một số nội dung sau:
- Kế hoạch giáo dục của nhà trường thể hiện việc huy động đầy đủ nguồn lực, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có của nhà trường trong kế hoạch giáo dục của các môn học, hoạt động giáo dục; lưu ý việc xây dựng phân phối chương trình các môn học Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp phù hợp với tình hình thực tế để phát huy hiệu quả năng lực đội ngũ giáo viên của nhà trường.
Tiếp tục thực hiện chương trình các môn ngoại ngữ theo CT GDPT 2006 đối với đối tượng học sinh chưa học được ngoại ngữ theo CT GDPT 2018.
- Đối với trường chuyên, tiếp tục thực hiện dạy học theo hướng dẫn tại Công văn 4171/BGDĐT-GDTrH năm 2022 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn nội dung dạy học các môn chuyên cấp trung học phổ thông.
- Đối với các môn học lựa chọn và các chuyên đề học tập lựa chọn cấp trung học phổ thông: Tăng cường xếp các lớp học riêng theo từng môn học lựa chọn, chuyên đề học tập lựa chọn, linh hoạt bố trí sĩ số học sinh theo từng lớp học để đáp ứng tối đa nguyện vọng của học sinh; phân công giáo viên và xây dựng thời khóa biểu giữa các lớp học bảo đảm tính khoa học; tổ chức tốt việc tư vấn và cho học sinh đăng kí, lựa chọn các môn học, chuyên đề học tập lựa chọn bảo đảm công khai, minh bạch.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện văn hóa học đường với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục;
Tích hợp nội dung giáo dục quyền con người; tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
Các nội dung giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và đạo đức liêm chính; giáo dục bình đẳng giới; giáo dục chăm sóc mắt và phòng chống mù, loà cho học sinh; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo, quốc phòng và an ninh; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; giáo dục bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục thông qua di sản; giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục tăng cường năng lực số, kĩ năng chuyển đổi và các nội dung giáo dục lồng ghép khác.
- Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật; triển khai mô hình giáo dục từ xa cho học sinh khuyết tật không có điều kiện đến trường dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục.
- Chỉ đạo các trường vùng dân tộc thiểu số có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất tổ chức dạy học 02 buổi/ngày theo hướng kết hợp dạy học văn hóa với tổ chức các hoạt động trải nghiệm; tăng cường phụ đạo cho học sinh còn hạn chế về kết quả học tập; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và tổ chức dạy học các môn học tiếng dân tộc thiểu số khi có đủ điều kiện theo quy định.
Thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng trong giáo dục trung học ra sao?
Theo tiểu mục 4 Mục 1 Phần B Công văn 3935 /BGDĐT-GDTrH năm 2024 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng trong giáo dục trung học như sau:
- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong các cơ sở giáo dục trung học, trong đó tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp; phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp; huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp; tăng cường tư vấn hướng nghiệp theo định hướng nghề nghiệp cấp trung học phổ thông.
- Định hướng hiệu quả việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông theo học các chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng của học sinh; tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp trong trường trung học; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về lựa chọn nghề nghiệp, khởi nghiệp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp của học sinh trung học.
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?