Vũ khí và khí tài dùng cho an ninh quốc phòng có phải chịu thuế GTGT không?

Thuế GTGT có áp dụng đối với vũ khí, khí tài dùng cho an ninh quốc phòng không?

Vũ khí và khí tài dùng cho an ninh quốc phòng có phải chịu thuế GTGT không?

Căn cứ theo khoản 18 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 và được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 có quy định cụ thể về vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ an ninh quốc phòng như sau:

...
17. Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại.
18. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
...

Như vậy thông qua quy định trên thì vũ khí và khí tài dùng cho an ninh quốc phòng không phải chịu thuế GTGT.

Vũ khí, khí tài dùng cho an ninh quốc phòng có phải chịu thuế GTGT không?

Vũ khí, khí tài dùng cho an ninh quốc phòng có phải chịu thuế GTGT không? (Hình từ Internet)

Ai là người nộp thuế GTGT?

Theo Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 có quy định cụ thể về người nộp thuế như sau:

Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

Giá tính thuế được quy định như thế nào?

Theo Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 và quy định về tỷ giá khi xác định giá tính thuế bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 2 Điều 6 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 có quy định cụ thể về giá tính thuế như sau:

- Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng;

- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu;”

- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu tặng cho là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này;

- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng.

- Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho thời hạn thuê thì giá tính thuế là số tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;”

- Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng thời kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;

Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài.

- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm;

- Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng;

- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị;

- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước;

- Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng;

- Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:

Giá chưa có thuế giá trị gia tăng = Giá thanh toán/1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)

- Giá tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Chịu thuế GTGT
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Máy kéo nông nghiệp có thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ tiêm vắc xin có thuộc đối tượng chịu thuế GTGT không? Đối tượng nào không chịu thuế giá trị gia tăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Vũ khí và khí tài dùng cho an ninh quốc phòng có phải chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến có chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị kinh doanh cung cấp dịch vụ ăn uống cho học sinh các trường học và nhờ nhà trường thu hộ thì dịch vụ này có phải chịu thuế GTGT?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 27

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;