Ủy nhiệm lập biên lai có cần lập thành văn bản không? Văn bản ủy nhiệm lập biên lai phải ghi đầy đủ các thông tin gì?

Ủy nhiệm lập biên lai có cần lập thành văn bản? Có phải thông báo cho cơ quan thuế khi hết thời hạn ủy nhiệm lập biên lai?

Ủy nhiệm lập biên lai có cần lập thành văn bản không?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, về việc ủy nhiệm lập biên lai như sau:

Quy định về lập và ủy nhiệm lập biên lai
1. Lập biên lai
Nội dung trên biên lai phải đúng với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; biên lai phải được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.
Nội dung lập trên biên lai phải được thống nhất trên các liên có cùng một số biên lai, nếu ghi sai, hỏng thì người thu tiền không được xé khỏi cuống hoặc nếu đã xé thì phải kèm theo tờ biên lai đã ghi sai, hỏng; tổ chức thu phí, lệ phí khi lập biên lai phải đóng dấu của tổ chức thu phí, lệ phí vào góc trên, bên trái liên 2 của biên lai (liên giao cho người nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước).
2. Biên lai được lập theo đúng hướng dẫn khoản 1 Điều này là chứng từ hợp pháp để thanh toán, hạch toán và quyết toán tài chính.
Trường hợp không đáp ứng các hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thì không có giá trị thanh toán và không được hạch toán, quyết toán tài chính.
3. Ủy nhiệm lập biên lai
a) Tổ chức thu phí, lệ phí ủy nhiệm cho bên thứ ba lập biên lai. Việc ủy nhiệm giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải theo hình thức văn bản, đồng thời phải gửi thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm theo Mẫu số 02/UN-BLG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này, chậm nhất là 03 ngày trước khi bên nhận ủy nhiệm lập biên lai;
...

Như vậy, việc ủy nhiệm lập biên lai bắt buộc phải được lập thành văn bản và tuân thủ quy định thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn quy định.

Ủy nhiệm lập biên lai

Ủy nhiệm lập biên lai có cần lập thành văn bản? (Hình từ Internet)

Văn bản ủy nhiệm lập biên lai phải ghi đầy đủ các thông tin gì?

Căn cứ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 37 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì văn bản ủy nhiệm lập biên lai phải ghi đầy đủ các thông tin về:

- Biên lai ủy nhiệm (hình thức, loại, ký hiệu, số lượng biên lai (từ số... đến số...);

- Mục đích ủy nhiệm;

- Thời hạn ủy nhiệm;

- Phương thức giao nhận hoặc phương thức cài đặt biên lai ủy nhiệm (nếu là biên lai tự in);

- Phương thức thanh toán biên lai ủy nhiệm;

Lưu ý: Bên ủy nhiệm phải lập thông báo ủy nhiệm có ghi đầy đủ các thông tin về biên lai ủy nhiệm, mục đích ủy nhiệm, thời hạn ủy nhiệm dựa trên văn bản ủy nhiệm đã ký kết, có tên, chữ ký, dấu (nếu có) của đại diện bên ủy nhiệm cho bên nhận ủy nhiệm và gửi thông báo phát hành tới cơ quan thuế; đồng thời phải được niêm yết tại nơi tổ chức thu tiền phí lệ phí, tổ chức nhận ủy nhiệm;

Có phải thông báo cho cơ quan thuế khi hết thời hạn ủy nhiệm lập biên lai?

Căn cứ khoản 3 Điều 37 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về lập và ủy nhiệm lập biên lai như sau:

Quy định về lập và ủy nhiệm lập biên lai
...
3. Ủy nhiệm lập biên lai
...
d) Biên lai ủy nhiệm được lập vẫn phải ghi tên của tổ chức thu phí, lệ phí (bên ủy nhiệm) và đóng dấu bên ủy nhiệm phía trên bên trái của mỗi tờ biên lai (trường hợp biên lai được in từ thiết bị in của bên nhận ủy nhiệm thì không phải đóng dấu của bên ủy nhiệm);
đ) Trường hợp tổ chức thu phí, lệ phí có nhiều đơn vị trực thuộc trực tiếp thu phí hoặc nhiều cơ sở nhận ủy nhiệm thu cùng sử dụng hình thức biên lai đặt in có cùng ký hiệu theo phương thức phân chia cho từng cơ sở trong toàn hệ thống thì tổ chức thu phí, lệ phí phải có sổ theo dõi phân bổ số lượng biên lai cho từng đơn vị trực thuộc, từng cơ sở nhận ủy nhiệm. Các đơn vị trực thuộc, cơ sở nhận ủy nhiệm phải sử dụng biên lai theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn trong phạm vi số biên lai được phân chia;
e) Bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải tổng hợp báo cáo định kỳ việc sử dụng các biên lai ủy nhiệm. Bên ủy nhiệm phải thực hiện báo cáo sử dụng biên lai với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo hướng dẫn tại Nghị định này (bao gồm cả số biên lai của bên nhận ủy nhiệm sử dụng). Bên nhận ủy nhiệm không phải thực hiện thông báo phát hành biên lai và báo cáo tình hình sử dụng biên lai với cơ quan thuế;
g) Khi hết thời hạn ủy nhiệm hoặc chấm dứt trước hạn ủy nhiệm, hai bên phải xác định bằng văn bản, đồng thời thông báo cho cơ quan thuế và niêm yết tại nơi thu phí, lệ phí.

Như vậy, khi hết thời hạn ủy nhiệm hai bên phải xác định bằng văn bản, đồng thời thông báo cho cơ quan thuế và niêm yết tại nơi thu phí, lệ phí.

Ủy nhiệm lập biên lai
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Ủy nhiệm lập biên lai có cần lập thành văn bản không? Văn bản ủy nhiệm lập biên lai phải ghi đầy đủ các thông tin gì?
Tác giả:
Lượt xem: 26

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;