Luật Thuế tài nguyên mới nhất năm 2025 là Luật nào?

Luật Thuế tài nguyên đang áp dụng là Luật nào? Tổng hợp Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Thuế tài nguyên mới nhất năm 2025?

Luật Thuế tài nguyên mới nhất năm 2025 là Luật nào?

Ngày 25/11/2009, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế tài nguyên 2009 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2010, thay thế Pháp lệnh Thuế tài nguyên 1998, được sửa đổi bởi Pháp lệnh sửa đổi Điều 6 Pháp lệnh thuế tài nguyên 2008.

Tính đến thời điểm hiện tại thì chưa có văn bản nào thay thế Luật này, do đó Luật Thuế tài nguyên mới nhất năm 2025 đang được áp dụng là Luật Thuế tài nguyên 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:

- Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014;

- Luật Dầu khí 2022

Tổng hợp Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Thuế tài nguyên mới nhất năm 2025?

Dưới đây là tổng hợp các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Thuế tài nguyên mới nhất năm 2025 (Luật Thuế tài nguyên 2009) còn hiệu lực:

- Nghị định 50/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế tài nguyên 2009;

- Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;

- Thông tư 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên;

(Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/11/2015 và thay thế Thông tư 105/2010/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế tài nguyên và Nghị định 50/2010/NĐ-CP)

- Thông tư 174/2016/TT-BTC sửa đổi điểm a khoản 4 Điều 6 Thông tư 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên

- Thông tư 12/2016/TT-BTC sửa đổi khoản 1 Điều 7 Thông tư 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên;

- Thông tư 41/2024/TT-BTC sửa đổi Thông tư 44/2017/TT-BTC quy định khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau và Thông tư 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên.

Ngoài ra còn có Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 ngày 10/12/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên.

Luật Thuế tài nguyên mới nhất năm 2025 là Luật nào?

Luật Thuế tài nguyên mới nhất năm 2025 là Luật nào? (Hình từ Internet)

Ai có nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên năm 2025?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 152/2015/TT-BTC quy định về người có nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên năm 2025 là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 2 Thông tư 152/2015/TT-BTC.

Người nộp thuế tài nguyên (dưới đây gọi chung là người nộp thuế - NNT) trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:

- Đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản thì người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.

Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, được phép hợp tác với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và có quy định riêng về người nộp thuế thì người nộp thuế tài nguyên được xác định theo văn bản đó.

Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, sau đó có văn bản giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện khai thác tài nguyên thì mỗi đơn vị khai thác là người nộp thuế tài nguyên.

- Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế;

Trường hợp Bên Việt Nam và bên nước ngoài cùng tham gia thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;

Nếu trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không xác định cụ thể bên có trách nhiệm nộp thuế tài nguyên thì các bên tham gia hợp đồng đều phải kê khai nộp thuế tài nguyên hoặc phải cử ra người đại diện nộp thuế tài nguyên của hợp đồng hợp tác kinh doanh.

- Tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công công trình trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên mà được phép của cơ quan quản lý nhà nước hoặc không trái quy định của pháp luật về quản lý khai thác tài nguyên khi thực hiện khai thác sử dụng hoặc tiêu thụ thì phải khai, nộp thuế tài nguyên với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh tài nguyên khai thác.

- Tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi để phát điện là người nộp thuế tài nguyên theo quy định tại Thông tư này, không phân biệt nguồn vốn đầu tư công trình thuỷ lợi.

Trường hợp tổ chức quản lý công trình thuỷ lợi cung cấp nước cho tổ chức, cá nhân khác để sản xuất nước sinh hoạt hoặc sử dụng vào các mục đích khác (trừ trường hợp sử dụng nước để phát điện) thì tổ chức quản lý công trình thủy lợi là người nộp thuế.

- Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán phải khai, nộp thuế tài nguyên theo từng lần phát sinh tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức được giao bán tài nguyên trước khi trích các khoản chi phí liên quan đến hoạt động bắt giữ, bán đấu giá, trích thưởng theo chế độ quy định.

Thuế tài nguyên
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Thuế tài nguyên mới nhất năm 2025 là Luật nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai quyết toán thuế tài nguyên mới nhất là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá tính thuế tài nguyên của hải sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2025 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai thuế tài nguyên tạm tính đối với dầu khí mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá tính thuế tài nguyên của yến sào thiên nhiên năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá tính thuế tài nguyên gỗ được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế tài nguyên là thuế trực thu hay gián thu? Đối tượng chịu thuế tài nguyên là những đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khí than có chịu thuế tài nguyên không? Thuế suất thuế tài nguyên của khí than là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã mục thuế tài nguyên là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân bổ thuế tài nguyên trong trường hợp nào?
Tác giả:
Lượt xem: 6

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;