Trình tự thực hiện ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu? Ai là người có đủ thẩm quyền để thực hiện việc ấn định thuế?

Trình tự thực hiện ấn định thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu? Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện khi nào?

Trình tự thực hiện ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể về trình tự ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

[1] Xác định hàng hóa thuộc đối tượng ấn định thuế theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

[2] Tính toán số tiền thuế ấn định:

- Số tiền thuế ấn định căn cứ vào tên hàng, số lượng, chủng loại, mã số, xuất xứ, trị giá, mức thuế, tỷ giá tính thuế, phương pháp tính thuế.

- Trường hợp ấn định thuế một phần trong tổng số hàng hóa cùng chủng loại thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau, trên các tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu lần đầu đã xác định được số tiền thuế thì số tiền thuế ấn định là số tiền thuế trung bình được xác định theo công thức sau đây:

- Trường hợp tờ khai hải quan nhập khẩu lần đầu là hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế hoặc không có số liệu về số tiền thuế hoặc tờ khai hải quan đã bị hủy theo quy định của pháp luật về hải quan hoặc không có tờ khai hải quan, cơ quan hải quan căn cứ vào tên hàng, chủng loại, trị giá, mã số, xuất xứ, mức thuế, phương pháp tính thuế của hàng hóa giống hệt hoặc hàng hóa tương tự đang được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan để thực hiện ấn định thuế. Tỷ giá tính thuế áp dụng tỷ giá tại thời điểm ban hành quyết định ấn định thuế.

[3] Xác định số tiền thuế chênh lệch giữa số tiền thuế phải nộp với số tiền thuế do người khai thuế đã khai.

[4] Xác định thời hạn nộp thuế.

[5] Lập biên bản để làm cơ sở ấn định thuế, trừ các trường hợp sau đây không lập biên bản:

- Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp; cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế theo kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoặc cơ quan khác có thẩm quyền sau khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại trụ sở người khai thuế, trong bản kết luận đã xác định chính xác số tiền thuế phải ấn định; hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế là tài sản đảm bảo các khoản vay theo quy định tại điểm m khoản 4 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP; hàng hóa nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan bị kê biên để bán đấu giá theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thuộc đối tượng phải nộp thuế theo quy định tại điểm 1 khoản 4 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

[6] Thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 01/TBXNK tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP cho người khai thuế hoặc người được người khai thuế ủy quyền, người bảo lãnh, người nộp thuế thay cho người khai thuế về căn cứ pháp lý ấn định thuế, phương pháp tính thuế, số tiền thuế ấn định chi tiết theo từng loại thuế, thời hạn nộp tiền thuế ấn định, thời hạn tính tiền chậm nộp, tiền phạt.

- Trường hợp cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế căn cứ vào văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 Luật Quản lý thuế, điểm n khoản 4 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP trong thông báo gửi cho người khai thuế ghi rõ lý do ấn định thuế theo văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế ấn định.

- Trường hợp cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế căn cứ vào kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai thuế, lý do ấn định thuế, căn cứ pháp lý ấn định thuế, thời hạn nộp tiền thuế ấn định đã ghi rõ trong kết luận thanh tra, kiểm tra thì không phải thực hiện thông báo.

[7] Ban hành quyết định ấn định thuế theo Mẫu số 01/QĐAĐT/TXNK tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP, gửi cho người khai thuế theo quy định tại điểm k khoản này. Quyết định ấn định thuế phải ghi rõ lý do, căn cứ pháp lý, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế, thời hạn tính tiền chậm nộp.

[8] Trường hợp quyết định ấn định thuế chưa đầy đủ, chính xác, cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01/QĐAĐT/TXNK tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

- Trường hợp quyết định ấn định thuế đã ban hành không phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan hải quan đã ban hành quyết định ấn định thuế ban hành quyết định hủy quyết định ấn định thuế theo Mẫu số 02/QĐHAĐT/TXNK tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

[9] Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt người khai thuế đã nộp theo quyết định ấn định thuế nhưng quyết định ấn định thuế được sửa đổi, bổ sung, hủy hoặc số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp, cơ quan hải quan hoàn trả cho người khai thuế số tiền chênh lệch theo quy định Điều 60 Luật Quản lý thuế 2019.

[10] Thông báo lý do ấn định thuế, quyết định ấn định thuế, quyết định ấn định thuế sửa đổi, bổ sung, quyết định hủy quyết định ấn định thuế phải gửi cho các đối tượng quy định tại điểm e khoản này trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi ký.

Trình tự thực hiện ấn định thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu? Ai là người có đủ thẩm quyền để thực hiện việc ấn định thuế?

Trình tự thực hiện ấn định thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu? Ai là người có đủ thẩm quyền để thực hiện việc ấn định thuế? (Hình từ Internet)

Ai là người có đủ thẩm quyền để thực hiện việc ấn định thuế?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể về Thẩm quyền, thủ tục, quyết định ấn định thuế bao gồm như sau:

- Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

- Cục trưởng Cục Thuế

- Chi cục trưởng Chi cục Thuế

Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện khi nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể về ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
...
2. Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sau khi đã được thông quan hoặc giải phóng hàng được quy định tại khoản 4 Điều này.

Như vậy thông qua quy định trên thì thời điểm thực hiện việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu một trong hai trường hợp sau:

- Trong quá trình làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông qua

- Giải phóng hàng được quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

Ấn định thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự thực hiện ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu? Ai là người có đủ thẩm quyền để thực hiện việc ấn định thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Công an phát hiện doanh nghiệp phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế thì cơ quan này có được ấn định thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Cục trưởng Cục Thuế có quyền ấn định thuế không? Người nộp thuế bị ấn định thuế trong những trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bị ấn định thuế khi không xuất trình sổ kế toán?
Hỏi đáp Pháp luật
Không chấp hành quyết định kiểm tra thuế có bị ấn định thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bị ấn định thuế khi không xuất trình hóa đơn liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền ấn định thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không nộp bổ sung hồ sơ thuế thì có bị cơ quan thuế ra quyết định ấn định thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc ấn định thuế là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Không nộp khai bổ sung hồ sơ thuế có bị ấn định thuế không?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 37

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;