Các trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế từ 01/7/2025? Người nước ngoài có được giảm trừ thuế TNCN khi đóng BHYT không?
Các trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế từ 01/7/2025?
Căn cứ khoản 17 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 (văn bản có hiệu lực 01/7/2025) quy định sửa đổi mức hưởng bảo hiểm y tế, theo đó các trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế như sau:
(1) Người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được hưởng 100% bảo hiểm y tế về chi phí khám bệnh, chữa bệnh nếu thuộc các trường hợp như sau:
- Trường hợp là đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, o, r và s khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008.
- Trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định;
- Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, bao gồm: trạm y tế; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình; trạm y tế quân - dân y, phòng khám quân - dân y; trung tâm y tế cấp huyện có hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là phòng khám; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu trong quân đội, công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
- Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú tại phòng khám đa khoa khu vực;
- Trường hợp người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm của những lần đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 3, các điểm a, b, c, đ và e khoản 4, khoản 5 Điều 22, Điều 26 và Điều 27 Luật Bảo hiểm y tế 2008 lớn hơn 6 lần mức tham chiếu;
(2) Người đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu và cấp cơ bản khi khám bệnh, chữa bệnh không đúng nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu do thay đổi nơi tạm trú, nơi lưu trú thì được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản phù hợp với nơi tạm trú, lưu trú mới và được hưởng 100% BHYT nếu đáp ứng điều kiện hưởng 100% BHYT tại khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008.
(3) Người tham gia bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, không đúng quy định về chuyển người bệnh quy định tại Điều 26 và Điều 27 Luật Bảo hiểm y tế 2008, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được hưởng 100% BHYT về chi phí khám bệnh, chữa bệnh nếu thuộc các trường hợp như sau:
- Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản hoặc cấp chuyên sâu trong trường hợp chẩn đoán xác định, điều trị một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
- Trường hợp là người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu;
- Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp ban đầu;
- Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản;
- Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản, cấp chuyên sâu mà trước ngày 01/01/2025 đã được cơ quan có thẩm quyền xác định là tuyến huyện;
- Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú trong trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu mà trước ngày 01 tháng 01 năm 2025 đã được cơ quan có thẩm quyền xác định là tuyến tỉnh.
(4) Người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng 100% BHYT quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 khi khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào trong trường hợp cấp cứu.
Các trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế từ 01/7/2025? Người nước ngoài có được giảm trừ thuế TNCN khi đóng BHYT không? (Hình từ Internet)
Người nước ngoài có được giảm trừ thuế TNCN khi đóng BHYT không?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC (các nội dung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh tại Điều này bị bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định về các khoản giảm trừ thuế TNCN như sau:
Các khoản giảm trừ
...
2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
...
c) Người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam là cá nhân cư trú nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi cá nhân cư trú mang quốc tịch hoặc làm việc tương tự quy định của pháp luật Việt Nam như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác (nếu có) thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công khi tính thuế thu nhập cá nhân.
Cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam có tham gia đóng các khoản bảo hiểm nêu trên ở nước ngoài sẽ được tạm giảm trừ ngay vào thu nhập để khấu trừ thuế trong năm (nếu có chứng từ) và tính theo số chính thức nếu cá nhân thực hiện quyết toán thuế theo quy định. Trường hợp không có chứng từ để tạm giảm trừ trong năm thì sẽ giảm trừ một lần khi quyết toán thuế.
...
Như vậy, người nước ngoài sẽ được giảm trừ thuế TNCN khi đóng BHYT nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Là cá nhân cư trú tại Việt Nam nhưng làm việc tại nước ngoài.
- Có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài.
- Đã tham gia đóng khoản bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi người nước ngoài đó cư trú mang quốc tịch hoặc làm việc tương tự quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, nếu có chứng từ, cá nhân người nước ngoài có tham gia đóng khoản bảo hiểm y tế ở nước ngoài sẽ được tạm giảm trừ ngay vào thu nhập để khấu trừ thuế trong năm và tính theo số chính thức nếu cá nhân thực hiện quyết toán thuế theo quy định. Trường hợp không có chứng từ để tạm giảm trừ trong năm thì sẽ giảm trừ một lần khi quyết toán thuế.
Người nộp thuế có thể nộp thuế thu nhập cá nhân ở đâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về nơi nộp thuế thu nhập cá nhân như sau:
- Tại Kho bạc Nhà nước;
- Tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;
- Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế;
- Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Người lao động được thưởng cổ phiếu có phải khai thuế TNCN không?
- 04 mẫu chứng từ kế toán bắt buộc trong đơn vị hành chính sự nghiệp là những mẫu nào?
- Báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp được lập vào thời điểm nào?
- Mẫu báo cáo APA thường niên hiện nay là mẫu nào? Nguyên tắc khai thuế với APA là gì?
- Mã giao dịch điện tử giao dịch thuế điện tử được tạo ra có thống nhất không?
- Người lao động có hợp đồng làm việc dưới 6 tháng có áp dụng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương được không?
- Cho thuê nhà có đóng thuế không? Trường hợp nào người cho thuê nhà bị ấn định doanh thu tính thuế?
- Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp gồm những gì?
- Hiệp định thuế là gì? Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết ra sao?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân mới nhất?