Phí trọng tài là gì? Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có quyền thu phí trọng tài không?
Phí trọng tài là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
Phí trọng tài
1. Phí trọng tài là khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Phí trọng tài gồm:
a) Thù lao Trọng tài viên, chi phí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên;
b) Phí tham vấn chuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài;
c) Phí hành chính;
d) Phí chỉ định Trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp;
đ) Phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác được cung cấp bởi Trung tâm trọng tài.
...
Như vậy, có thể thấy rằng phí trọng tài là khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
Phí trọng tài là gì? Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có quyền thu phí trọng tài không? (Hình từ Internet)
Phí trọng tài do cơ quan nào ấn định?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 34 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
- Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.
- Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.
Như vậy, có thể thấy rằng phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trong trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.
Ngoài ra, vấn đề này còn được quy định rõ hơn tại Điều 28 Luật Trọng tài thương mại 2010 về quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trọng tài trong đó có quyền về thu phí trọng tài như sau:
- Xây dựng điều lệ và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài phù hợp với những quy định của Luật này.
- Xây dựng tiêu chuẩn Trọng tài viên và quy trình xét chọn, lập danh sách Trọng tài viên, xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của tổ chức mình.
- Gửi danh sách Trọng tài viên và những thay đổi về danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài cho Bộ Tư pháp để công bố.
- Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài trong những trường hợp quy định tại Luật này.
- Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp.
- Thu phí trọng tài và các khoản hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động trọng tài.
- Trả thù lao và các chi phí khác cho Trọng tài viên.
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.
- Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Trung tâm trọng tài với Sở Tư pháp nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động.
- Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có quyền thu phí trọng tài không?
Căn cứ theo Điều 76 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
1. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
2. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh.
4. Chuyển thu nhập của Chi nhánh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài theo ủy quyền của tổ chức trọng tài nước ngoài.
7. Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật.
8. Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài nước ngoài.
9. Thu phí trọng tài và các khoản thu hợp pháp khác.
10. Trả thù lao cho Trọng tài viên.
11. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.
12. Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
13. Hoạt động theo đúng lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động.
14. Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.
15. Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Chi nhánh với Sở Tư pháp nơi Chi nhánh đăng ký hoạt động.
Như vậy, có thể thấy rằng Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam sẽ có quyền thu phí trọng tài theo quy định.
- Chi cục Thuế có làm việc thứ 7 không? Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân không?
- Ai là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế?
- Cho thuê nhà có cần xuất hóa đơn không? Cho thuê nhà mà không phải nộp thuế TNCN, thuế GTGT trong trường hợp nào?
- Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế chỉ họp khi có bao nhiêu thành viên?
- Nhiệm vụ thực hiện kế toán thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan như thế nào?
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong trường hợp nào?
- Tổng cục Hải quan có vị trí và chức năng như thế nào?
- Ngày 8 tháng Chạp là thứ mấy, ngày mấy năm 2025? Biếu, tặng quà tết cho khách hàng có phải xuất hóa đơn không?
- Lập và lưu trữ chứng từ kế toán được pháp luật quy định như thế nào?
- Từ 01/7/2025 thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ là khi nào?