Người đang nợ thuế sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng cách khấu trừ thuế vào tiền lương đúng không?

Cưỡng chế khấu trừ thuế vào lương: Người nợ thuế cần biết gì? Có bao nhiêu biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?

Người đang nợ thuế sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng cách khấu trừ thuế vào tiền lương đúng không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 130 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cụ thể về việc tiền lương của người đang nợ thuế sẽ bị cưỡng chế thi hành theo biện pháp khấu trừ thuế như sau:

- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào tài khoản ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế kể từ kỳ trả tiền lương hoặc thu nhập gần nhất cho đến khi khấu trừ đủ số tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, đồng thời thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế và đối tượng bị cưỡng chế biết;

- Trong trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế mà hợp đồng lao động của đối tượng bị cưỡng chế chấm dứt, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động phải thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế biết trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động;

- Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Chương XV của Luật này.

Có bao nhiêu biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?

Căn cứ theo Mục 14 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cụ thể về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì có 07 biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như sau:

- Theo Điều 129 Luật Quản lý thuế 2019, cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

- Theo Điều 130 Luật Quản lý thuế 2019, cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập

- Theo Điều 131 Luật Quản lý thuế 2019, cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

- Theo Điều 132 Luật Quản lý thuế 2019, cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn

- Theo Điều 133 Luật Quản lý thuế 2019, cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên

- Theo Điều 134 Luật Quản lý thuế 2019, cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ

- Theo Điều 135 Luật Quản lý thuế 2019, cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề

Người đang nợ thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng cách khấu trừ thuế vào tiền lương đúng không?

Người đang nợ thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng cách khấu trừ thuế vào tiền lương đúng không? (Hình từ Internet)

Nội dung chính trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 127 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cụ thể về nội dung chính trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm các nội dung sau:

[1] Ngày, tháng, năm ra quyết định;

[2] Căn cứ ra quyết định;

[3] Người ra quyết định;

[4] Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;

[5] Lý do cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;

[6] Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;

[7] Thời gian, địa điểm thực hiện;

[8] Cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

- Ngoài ra, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế, cơ quan quản lý thuế cấp trên trực tiếp và các tổ chức, cá nhân có liên quan; trường hợp đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế thì quyết định cưỡng chế được gửi bằng phương thức điện tử và cập nhật trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp quy định thì quyết định cưỡng chế phải được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi thực hiện.

- Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày ban hành quyết định; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thì có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định.

Quyết định hành chính về quản lý thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Người đang nợ thuế sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng cách khấu trừ thuế vào tiền lương đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025 sửa đổi quy định về áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Định giá tài sản kê biên trong trường hợp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp nào khi đang làm việc theo biên chế?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có bị khấu trừ tiền lương không?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 11

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;