Định giá tài sản kê biên trong trường hợp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như thế nào?

Tài sản của người bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được định giá như thế nào khi bị kê biên?

Định giá tài sản kê biên bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như thế nào?

Căn cứ khoản 9 Điều 35 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên thì thực hiện định giá tài sản bị kê biên như sau:

- Việc định giá tài sản kê biên diễn ra tại trụ sở tổ chức, nhà cá nhân bị kê biên hoặc nơi lưu giữ tài sản (trừ trường hợp phải thành lập Hội đồng định giá).

- Tài sản được định giá theo thỏa thuận giữa người chủ trì cưỡng chế và đại diện tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế, hoặc chủ sở hữu chung.

Thời hạn thỏa thuận giữa người chủ trì cưỡng chế và đại diện tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế, hoặc chủ sở hữu chung không quá 05 ngày làm việc từ ngày kê biên. Nếu không thỏa thuận được thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm định giá .

- Tài sản kê biên có giá trị từ 1.000.000 đồng trở lên hoặc khó định giá, nếu không thỏa thuận được giá, trong 15 ngày kể từ ngày bị kê biên, người ra quyết định cưỡng chế đề nghị thành lập Hội đồng định giá trong đó người đã ra quyết định cưỡng chế là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn liên quan là thành viên.

Hội đồng phải định giá trong 07 ngày làm việc và quyết định giá dựa trên giá thị trường hoặc giá nhà nước quy định.

- Việc định giá phải lập biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, tên, trị giá tài sản, và chữ ký các tham gia định giá và chủ tài sản.

Định giá tài sản kê biên trong trường hợp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như thế nào?

Định giá tài sản kê biên trong trường hợp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như thế nào? (Hình từ Internet)

Thủ tục thực hiện kê biên tài sản bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế ra sao?

Căn cứ khoản 6 Điều 35 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định thủ tục kê biên tài sản bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như sau:

- Việc kê biên tài sản phải thực hiện trong giờ làm việc hành chính áp dụng tại địa phương kê biên tài sản.

- Người ra quyết định cưỡng chế hoặc người được phân công thực hiện quyết định cưỡng chế chủ trì thực hiện việc kê biên.

- Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt cá nhân bị cưỡng chế hoặc người đã thành niên trong gia đình, đại diện cho tổ chức bị kê biên tài sản, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến. Nếu cá nhân phải thi hành quyết định cưỡng chế hoặc người đã thành niên trong gia đình cố tình vắng mặt, thì vẫn tiến hành kê biên tài sản nhưng phải có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến.

- Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước, người được giao chủ trì kê biên phải chấp nhận nếu xét thấy đề nghị đó không ảnh hưởng đến việc cưỡng chế. Nếu tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không đề nghị cụ thể việc kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc sở hữu riêng được kê biên trước.

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kê biên tài sản, người nộp thuế bị cưỡng chế không nộp đủ tiền thuế nợ thì cơ quan quản lý thuế thực hiện bán đấu giá tài sản kê biên thông qua tổ chức có thẩm quyền bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thu hồi tiền thuế nợ.

- Chỉ kê biên những tài sản thuộc sở hữu chung của cá nhân bị cưỡng chế với người khác nếu cá nhân bị cưỡng chế không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế. Trường hợp tài sản có tranh chấp thì vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho những người cùng sở hữu tài sản kê biên về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm thông báo công khai thời gian, địa điểm tiến hành kê biên để các đồng sở hữu biết. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kê biên mà những người đồng sở hữu tài sản không khởi kiện thì tài sản kê biên được đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?

Theo Điều 126 Luật Quản lý thuế 2019 thì cơ quan có thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là:

- Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 125 của Luật Quản lý thuế 2019.

- Việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề quy định tại điểm g khoản 1 Điều 125 của Luật Quản lý thuế 2019 được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Quyết định hành chính về quản lý thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Người đang nợ thuế sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng cách khấu trừ thuế vào tiền lương đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025 sửa đổi quy định về áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Định giá tài sản kê biên trong trường hợp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp nào khi đang làm việc theo biên chế?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có bị khấu trừ tiền lương không?
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;