Mức thuế suất thuế GTGT của thuốc trừ sâu Abamectin (min 90%) là bao nhiêu?

Thuốc trừ sâu Abamectin (min 90%) chịu mức thuế suất thuế GTGT là bao nhiêu?

Thuốc trừ sâu Abamectin (min 90%) được phép sử dụng tại Việt Nam không?

Căn cứ quy định tại Phụ lục 1 - Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BNNPTNT thì thuốc trừ sâu Abamectin (min 90%) là thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp được phép sử dụng tại Việt Nam.

Mức thuế suất thuế GTGT của thuốc trừ sâu Abamectin (min 90%) là bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC) quy định về đối tượng chịu thuế suất 5% như sau:

Thuế suất 5%
....
2. Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng bao gồm:
a) Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón như quặng Apatít dùng để sản xuất phân lân, đất bùn làm phân vi sinh;
b) Thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật theo Danh mục thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác;
c) Các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.
...

Căn cứ quy định nêu trên thì thuốc trừ sâu Abamectin (min 90%) sẽ chịu thuế suất thuế GTGT 5%.

Mức thuế suất thuế GTGT của thuốc trừ sâu Abamectin (min 90%) là bao nhiêu?

Mức thuế suất thuế GTGT của thuốc trừ sâu Abamectin (min 90%) là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam trong trường hợp nào?

Căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT hướng dẫn khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 về các trường hợp thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam như sau:

Thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục
1. Thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục trong các trường hợp sau:
a) Thuốc bảo vệ thực vật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 49; điểm b, c khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
b) Thuốc bảo vệ thực vật trong Phụ lục III của Công ước Rotterdam, cảnh báo bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
2. Quy trình loại thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục
a) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Cục Bảo vệ thực vật báo cáo và đề xuất với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng văn bản loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục;
b) Trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 49 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật tổng hợp thông tin, thành lập Hội đồng khoa học để xem xét, tư vấn việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật, báo cáo và đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục;
c) Trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 49; điểm b, c khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn loại bỏ khỏi Danh mục.
3. Thuốc bảo vệ thực vật quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; điểm a, b khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật chỉ được sản xuất, nhập khẩu tối đa 01 năm, được buôn bán, sử dụng tối đa 02 năm kể từ ngày quyết định loại thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hiệu lực.

Như vậy, thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam trong trường hợp sau:

(1) Có bằng chứng khoa học về thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường;

(2) Thuốc bảo vệ thực vật hiệu lực thấp đối với sinh vật gây hại;

(3) Thuốc bảo vệ thực vật của các tổ chức, cá nhân đăng ký tự nguyện rút khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

(4) Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi trong trường hợp phát hiện giấy tờ giả, thông tin không trung thực trong hồ sơ đã đăng ký;

(5) Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;

(6) Thuốc bảo vệ thực vật trong Phụ lục III của Công ước Rotterdam, cảnh báo bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Thuế suất thuế gtgt
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Nhập khẩu túi nâng ngực silicone chịu thuế suất thuế GTGT bao nhiêu %?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thuế suất thuế GTGT của thuốc trừ sâu Abamectin (min 90%) là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty nhập khẩu mặt hàng túi lấy máu thì áp dụng thuế suất thuế GTGT bao nhiêu %?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế suất thuế GTGT đối với vận tải quốc tế bao gồm chặng nội địa là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xác định thuế suất thuế GTGT 8% đối với hoạt động xây dựng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thuế suất thuế GTGT đối với nhập khẩu máy đo huyết áp là bao nhiêu?
Tác giả:
Lượt xem: 48

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;