Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp có phải nộp thuế GTGT?
Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp có phải nộp thuế GTGT?
Hiện hành, căn cứ khoản 3a Điều 5 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Luật Sửa đổi các Luật về thuế 2014 và khoản 3a Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC thì máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gồm: máy cày; máy bừa; máy phay; máy rạch hàng; máy bạt gốc; thiết bị san phẳng đồng ruộng; máy gieo hạt; máy cấy; máy trồng mía; hệ thống máy sản xuất mạ thảm; máy xới, máy vun luống, máy vãi, rắc phân, bón phân; máy, bình phun thuốc bảo vệ thực vật; máy thu hoạch lúa, ngô, mía, cà phê, bông; máy thu hoạch củ, quả, rễ; máy đốn chè, máy hái chè; máy tuốt đập lúa; máy bóc bẹ tẽ hạt ngô; máy tẽ ngô; máy đập đậu tương; máy bóc vỏ lạc; xát vỏ cà phê; máy, thiết bị sơ chế cà phê, thóc ướt; máy sấy nông sản (lúa, ngô, cà phê, tiêu, điều...), thủy sản; máy thu gom, bốc mía, lúa, rơm rạ trên đồng; máy ấp, nở trứng gia cầm; máy thu hoạch cỏ, máy đóng kiện rơm, cỏ; máy vắt sữa và các loại máy chuyên dùng khác.
Tuy nhiên, từ ngày 01/07/2025, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 (có hiệu lực từ 01/7/2025) thì mức thuế GTGT 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:
Thuế suất
...
2. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác;
b) Phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi theo quy định của pháp luật;
c) Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp;
d) Sản phẩm cây trồng, rừng trồng (trừ gỗ, măng), chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
đ) Mủ cao su dạng mủ cờ rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;
e) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; xơ bông đã qua chải thô, chải kỹ; giấy in báo;
g) Tàu khai thác thủy sản tại vùng biển; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo quy định của Chính phủ;
h) Thiết bị y tế theo quy định của pháp luật về quản lý thiết bị y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; dược chất, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;
i) Thiết bị dùng để giảng dạy và học tập bao gồm: các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước, com-pa;
k) Hoạt động nghệ thuật biểu diễn truyền thống, dân gian;
l) Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 của Luật này;
m) Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ;
n) Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở.
Như vậy, từ ngày 01/7/2025, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo quy định của Chính phủ chuyển từ hàng hóa không chịu thuế GTGT sang chịu thuế GTGT 5%.
Thời điểm xác định thuế GTGT đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp từ 01/7/2025?
Thời điểm xác định thuế GTGT đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp từ 01/7/2025 được quy định tại Điều 8 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2024 như sau:
- Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;
- Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu do Chính phủ quy định.
Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp có phải nộp thuế GTGT? (Hình từ Internet)
Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại đâu?
Căn cứ quy định tại Điều 20 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.
+ Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính.
+ Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính hoặc có hoạt động bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất, nơi bán hàng vãng lai.
Doanh nghiệp, hợp tác xã không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu tại trụ sở chính đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh đã kê khai, nộp thuế.
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức? Tiền lương đi làm ngày Tết Âm lịch 2025 có đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử là gì?
- Doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh thì có được khoanh nợ thuế?
- Đáp án tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh qua 11 kỳ Đại hội? Hiện nay mức đảng phí của các đảng viên là bao nhiêu?
- Hóa đơn khống là gì? Mức phạt hành chính đối với hành vi sử dụng hóa đơn khống là bao nhiêu?
- Cơ quan quản lý thuế tính thuế và thông báo nộp thuế trong trường hợp nào?
- Thời điểm ban hành quyết định cưỡng chế phong tỏa tài khoản là khi nào?
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa 2025? Giao thừa 2025 có bắn pháo hoa không? Mua pháo hoa có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?
- Nợ tiền thuế bao lâu thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế?
- Căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn là gì?