Hướng dẫn cách viết phiếu bổ sung hồ sơ Đảng viên mới nhất 2024? Đảng viên hiện nay có mức đóng đảng phí ra sao?

Phiếu bổ sung hồ sơ Đảng viên có cách viết như thế nào? Đảng viên hiện nay có mức đóng đảng phí ra sao?

Hướng dẫn cách viết phiếu bổ sung hồ sơ Đảng viên chi tiết nhất?

Mẫu phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên được quy định theo Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW 2022 có dạng như sau:

Mẫu phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên mới nhất 2024...Tải về

Dưới đây là hướng dẫn cách viết phiếu bổ sung hồ sơ Đảng viên mới nhất:

- Các mục ở phần tiêu đề ghi như nội dung tương ứng trong phiếu đảng viên.

- Các mục trong phần nội dung:

Chỉ ghi những mục có nội dung thay đổi so với năm trước, những mục không có thay đổi so với năm trước thì ghi vào mục đó chữ “K”. Các mục đã có chỉ dẫn thì ghi theo chỉ dẫn trong phiếu, các mục còn lại ghi như hướng dẫn khai phiếu đảng viên.

- Sử dụng và quản lý phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên:

+ Chi ủy, chi bộ hướng dẫn, thu nhận, kiểm tra, xác nhận phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên, ghi bổ sung những thay đổi vào danh sách đảng viên của chi bộ và chuyển phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên lên đảng ủy cơ sở (nếu là chi bộ cơ sở thì chi ủy xác nhận vào mục của cấp ủy cơ sở).

+ Cấp ủy cơ sở ghi bổ sung những thay đổi vào lý lịch đảng viên và danh sách đảng viên của đảng bộ, chuyển phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên lên cấp ủy cấp trên trực tiếp.

+ Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng kiểm tra, thu nhận phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên; bổ sung những thay đổi vào phiếu đảng viên, lý lịch đảng viên, danh sách đảng viên và cơ sở dữ liệu đảng viên; lưu giữ phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên cùng với hồ sơ đảng viên, nếu cấp ủy cơ sở quản lý hồ sơ đảng viên thì chuyển phiếu cho cấp ủy cơ sở.

Hướng dẫn cách viết phiếu bổ sung hồ sơ Đảng viên chi tiết nhất?

Hướng dẫn cách viết phiếu bổ sung hồ sơ Đảng viên chi tiết nhất? (Hình ảnh từ Internet)

Đảng viên bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ Đảng viên như thế nào?

Căn cứ tại điểm c tiểu mục 8.1 Mục 8 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021, hướng dẫn Đảng viên bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ Đảng viên như sau:

- Đối với đảng viên được kết nạp vào Đảng từ khi thực hiện Quy định 29-QĐ/TW 1997 của Bộ Chính trị khoá VIII đến nay, trong hồ sơ đảng viên phải có đủ các tài liệu như quy định.

- Đối với những đảng viên được kết nạp vào Đảng trước khi có Quy định 29-QĐ/TW 1997 của Bộ Chính trị khoá VIII thì các cấp ủy được giao quản lý hồ sơ đảng viên tổ chức kiểm tra, sưu tầm, thu thập bổ sung các tài liệu còn thiếu trong hồ sơ đảng viên để hoàn thiện hồ sơ đảng viên, sắp xếp, quản lý theo quy định.

Trường hợp đã sưu tầm, thu thập tài liệu nhưng vẫn không đủ các tài liệu trong hồ sơ đảng viên theo quy định thì cấp ủy nơi quản lý hồ sơ đảng viên xác nhận, ký tên, đóng dấu vào bản mục lục các tài liệu có trong hồ sơ đảng viên đang quản lý, làm cơ sở cho việc quản lý đảng viên và chuyển sinh hoạt đảng chính thức của đảng viên.

- Bổ sung hồ sơ đảng viên hằng năm và khi chuyển sinh hoạt đảng chính thức:

+ Định kỳ hằng năm và khi đảng viên chuyển sinh hoạt chính thức, đảng viên phải ghi bổ sung những thay đổi về: Trình độ (lý luận chính trị, học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính...), đơn vị, chức vụ công tác, nghề nghiệp, khen thưởng, kỷ luật, hoàn cảnh gia đình (cha, mẹ, vợ, chồng, các con...) để tổ chức đảng bổ sung vào hồ sơ đảng viên và đóng dấu của cấp ủy vào chỗ đã bổ sung.

+ Chi ủy, chi bộ hướng dẫn, thu nhận, kiểm tra, xác nhận phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên, viết bổ sung những thay đổi vào danh sách đảng viên của chi bộ và chuyển phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên lên đảng ủy cơ sở (nếu là chi bộ cơ sở thì chi ủy xác nhận vào mục của cấp ủy cơ sở).

+ Cấp ủy cơ sở ghi bổ sung vào lý lịch đảng viên và danh sách đảng viên của đảng bộ, chuyển phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên lên cấp ủy cấp trên trực tiếp.

+ Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng bổ sung vào phiếu đảng viên, lý lịch đảng viên, danh sách đảng viên và cơ sở dữ liệu đảng viên; lưu giữ phiếu bổ sung cùng với hồ sơ đảng viên, nếu cấp ủy cơ sở quản lý hồ sơ đảng viên thì chuyển phiếu cho cấp ủy cơ sở.

Đảng viên hiện nay có mức đóng đảng phí ra sao?

Căn cứ theo Mục 1 Phần B Quy định về chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342/QĐ-TW năm 2010 có quy định về đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng, cụ thể như sau:

Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.

Đối tượng đóng phí

Mức đóng đảng phí hằng tháng

Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang

Đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền công, sinh hoạt phí

Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội

Đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội

Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế

Đóng đảng phí hẳng tháng bằng 1% tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị

Đảng viên khác trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên...)

Đóng đảng phí từ 2.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng. Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động.

Đảng viên sống học tập, làm việc ở ngoài nước:


(1) Đảng viên làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở ngoài nước; đảng viên là lưu học sinh theo Hiệp dịnh được nước ngoài tài trợ hoặc được đài thọ từ ngân sách nhà nước

Đóng đảng phí bằng 1% mức sinh hoạt phí hằng tháng.

(2) Đảng viên đi du học tự túc; đảng viên đi xuất khẩu lao động; đảng viên đi theo gia đình, đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống

Đóng đảng phí hằng tháng từ 2 đến 5 USD

(3) Đảng viên là chủ hoặc đồng chủ sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại, cửa hàng dịch vụ

Đóng đảng phí hằng tháng tối thiểu hằng tháng là 10 USD

Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Nếu có đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí, chi bộ xem xét, báo cáo lên cấp ủy cơ sở quyết định.

Lưu ý: Khuyến khích đảng viên thuộc mọi đối tượng trên đây tự nguyện đóng đảng phí cao hơn mức quy định nhưng phải được chi ủy đồng ý.

Đảng phí
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cách viết ưu điểm, kết quả đạt được trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024? Đảng viên trong các doanh nghiệp đóng đảng phí bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách viết phương hướng, biện pháp khắc phục trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024? Đảng viên làm việc ở nước ngoài đóng đảng phí bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp 2 mẫu 02A và 02B bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024? Mức đóng đảng phí của Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn viết 02 bản kiểm điểm đảng viên 02A và 02B cuối năm 2024? Cơ sở đóng đảng phí gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách viết hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024? Đảng viên đóng đảng phí dựa trên thu nhập nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 02B bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024? Đảng viên trong các tổ chức chính trị phải đóng mức đảng phí là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách viết bản kiểm điểm cá nhân đảng viên cuối năm 2024? Đảng viên trong các cơ quan hành chính phải đóng mức đóng đảng phí là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên bị kiểm điểm cuối năm 2024 viết theo mẫu nào? Mức đảng phí của Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Xếp loại đánh giá đảng viên cuối năm 2024 theo các mức nào? Mức đóng đảng phí của Đảng viên trong các đơn vị lực lượng vũ trang là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 02A bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024? Mức đóng đảng phí của đảng viên là bao nhiêu?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 2392
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;