Gửi quyết định cưỡng chế thuế đến tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế như thế nào?
Có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế nào đối với tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thuế?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 215/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 87/2018/TT-BTC, có thể áp dụng 06 biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (sau đây gọi chung là biện pháp cưỡng chế thuế) đối với tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế như sau:
[1] Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
[2] Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
[3] Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
[4] Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
[5] Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
[6] Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Gửi quyết định cưỡng chế thuế đến tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế như thế nào?
Gửi quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (sau đây gọi chung là cưỡng chế thuế) đến tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 215/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 87/2018/TT-BTC như sau:
[1] Đối với tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế:
(1.1) Quyết định cưỡng chế phải gửi cho đối tượng bị cưỡng chế trước khi tiến hành cưỡng chế. Trường hợp người nộp thuế đã có tài khoản giao dịch thuế điện tử thì quyết định cưỡng chế được gửi theo phương thức điện tử. Trường hợp người nộp thuế chưa có tài khoản giao dịch thuế điện tử thì quyết định cưỡng chế được giao trực tiếp hoặc gửi bằng thư bảo đảm qua đường bưu điện.
(1.2) Trường hợp được coi là quyết định đã được giao xác định như sau:
- Trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận thì người có thẩm quyền hoặc công chức thuế có trách nhiệm giao quyết định cưỡng chế lập biên bản về việc tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận quyết định, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi tổ chức, cá nhân có địa chỉ đăng ký với cơ quan thuế thì được coi là quyết định đã được giao.
- Trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định cưỡng chế đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận; quyết định cưỡng chế đã được niêm yết tại trụ sở của tổ chức, nơi cư trú của cá nhân bị cưỡng chế hoặc có căn cứ cho rằng người bị cưỡng chế trốn tránh không nhận quyết định cưỡng chế thì được coi là quyết định đã được giao.
[2] Đối với tổ chức, cá nhân có liên quan:
Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế hoặc công chức thuế có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế phải gửi quyết định cưỡng chế cho tổ chức, cá nhân có liên quan trước khi tiến hành cưỡng chế.
Trường hợp cưỡng chế cần sự phối hợp của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì quyết định cưỡng chế phải được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức cưỡng chế trước khi thi hành cưỡng chế để phối hợp thực hiện.
Gửi quyết định cưỡng chế thuế đến tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm thi hành trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế thuế được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 215/2013/TT-BTC về trách nhiệm thi hành trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế thuế như sau:
[1] Người ban hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế đó.
Người ban hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi ngay quyết định cưỡng chế cho các tổ chức, cá nhân liên quan và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của mình và của cấp dưới.
[2] Đối với quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân ban hành quyết định cưỡng chế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân để phân công cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.
Việc phân công cơ quan chủ trì phải trên nguyên tắc vụ việc thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan nào thì giao cơ quan đó chủ trì; trường hợp vụ việc liên quan đến nhiều cơ quan thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giao cho một cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.
[3] Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với cơ quan thuế thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
[4] Tổ chức, cá nhân nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
[5] Các tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế hoặc cơ quan được giao chủ trì tổ chức cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện quyết định cưỡng chế.
- Ai phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
- Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng có phải thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế hay không?
- Cơ quan hải quan có phải là cơ quan quản lý thuế không?
- 4 căn cứ ấn định thuế đối với người bị ấn định thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế?
- Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào trong trường hợp nào từ 01/7/2025?
- Biên lai thuế điện tử thì số biên lai sẽ như thế nào? Cơ quan nào sẽ sử dụng biên lai thuế?
- Lệ phí cấp chứng nhận đăng ký, cấp, cấp đổi biển số xe theo quy định mới nhất là bao nhiêu?
- Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất quy định thì kê khai nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch 2025? Lịch nộp báo cáo thuế chi tiết tháng 02/2025?
- Thu nhập chịu thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như thế nào? Thu nhập nào được miễn thuế TNCN?