Mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với vi phạm về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thuế ra sao?

Vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thuế bị xử phạt hành chính ra sao?

Mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với vi phạm về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thuế ra sao?

Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không nhận quyết định thanh tra, kiểm tra thuế, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế khi được cơ quan thuế giao, gửi theo quy định của pháp luật;
b) Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế quá thời hạn 03 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Cung cấp hồ sơ, tài liệu, hóa đơn, chứng từ, sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thời hạn 06 giờ làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế;
d) Cung cấp không đầy đủ, chính xác về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;
đ) Không ký biên bản kiểm tra, thanh tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập hoặc ngày công bố công khai biên bản.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp số liệu, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyết định niêm phong hồ sơ tài liệu, két quỹ, kho hàng hóa, vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng;
c) Tự ý tháo bỏ, thay đổi dấu hiệu niêm phong do cơ quan có thẩm quyền đã tạo lập hợp pháp.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.

Và tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
...
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.

Và tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
...
4. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền
a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
b) Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
c) Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đã được sử dụng để xác định khung tiền phạt thì không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể theo điểm d khoản này.
d) Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn và hành vi tại Điều 19 Nghị định này là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Như vậy, mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với vi phạm về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thuế như sau:

* Phạt tiền:

- Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm và từ 1.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân vi phạm khi cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:

+ Không nhận quyết định thanh tra, kiểm tra thuế, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế khi được cơ quan thuế giao, gửi theo quy định của pháp luật;

+ Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế quá thời hạn 03 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

+ Cung cấp hồ sơ, tài liệu, hóa đơn, chứng từ, sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thời hạn 06 giờ làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế;

+ Cung cấp không đầy đủ, chính xác về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;

+ Không ký biên bản kiểm tra, thanh tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập hoặc ngày công bố công khai biên bản.

- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm và từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm khi cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:

+ Không cung cấp số liệu, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;

+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyết định niêm phong hồ sơ tài liệu, két quỹ, kho hàng hóa, vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng;

+ Tự ý tháo bỏ, thay đổi dấu hiệu niêm phong do cơ quan có thẩm quyền đã tạo lập hợp pháp.

* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế đối với các hành vi:

- Cung cấp không đầy đủ, chính xác về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;

- Không cung cấp số liệu, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

Mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với vi phạm về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thuế ra sao?

Mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với vi phạm về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thuế ra sao? (Hình từ Internet)

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thuế là bao lâu?

Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế
...
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế
a) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, trừ các trường hợp sau đây:
Đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều 11; khoản 1, 2, 3 và điểm a, b khoản 4, khoản 5 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế hoặc thông báo với cơ quan thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế.
Đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 4 Điều 10; điểm b khoản 5 Điều 11; điểm c, d khoản 4 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
...

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thuế là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thuế?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế
...
5. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó.
...

Như vậy, tổ chức, cá nhân bị xử phạt trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thuế.

Thanh tra thuế
Cưỡng chế thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Nghĩa vụ cung cấp thông tin của đối tượng thanh tra thuế ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định thanh tra thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Các nhóm doanh nghiệp nào Tổng Cục thuế tập trung thanh tra, kiểm tra vào năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng cục Thuế thanh tra thuế 9 nhóm doanh nghiệp năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế có tiền thuế nợ mà hành vi phát tán tài sản có bị cưỡng chế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn thanh tra thuế năm 2024 là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng thanh tra thuế có những quyền gì theo quy định?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên bản về việc kiểm kê tài sản liên quan đến hoạt động Thanh tra thuế là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế bị cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào người nộp thuế bị cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;