Cơ quan hải quan có phải là cơ quan quản lý thuế không?
Cơ quan hải quan có phải là cơ quan quản lý thuế không?
Cơ quan quản lý thuế được quy định tại Điều 2 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người nộp thuế bao gồm:
a) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế bao gồm:
a) Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;
b) Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.
3. Công chức quản lý thuế bao gồm công chức thuế, công chức hải quan.
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì cơ quan hải quan là cơ quan quản lý thuế và bao gồm các cơ quan sau: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.
Cơ quan hải quan có phải là cơ quan quản lý thuế không? (Hình từ Internet)
Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục thuế nào?
Căn cứ Điều 9 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về quản lý rủi ro trong quản lý thuế như sau:
Quản lý rủi ro trong quản lý thuế
1. Cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, hoàn thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
2. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong khai thuế, hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
3. Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế gồm nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù hợp.
4. Đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được quy định như sau:
a) Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế được thực hiện dựa trên hệ thống các tiêu chí, thông tin về lịch sử quá trình hoạt động của người nộp thuế, quá trình tuân thủ pháp luật và mối quan hệ hợp tác với cơ quan quản lý thuế trong việc thực hiện pháp luật về thuế và mức độ vi phạm pháp luật về thuế;
b) Phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan quản lý thuế xem xét các nội dung có liên quan, gồm thông tin về dấu hiệu rủi ro; dấu hiệu, hành vi vi phạm trong quản lý thuế; thông tin về kết quả hoạt động nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế, cơ quan khác có liên quan theo quy định của Luật này;
c) Cơ quan quản lý thuế sử dụng kết quả đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và kết quả phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế để áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp.
5. Cơ quan quản lý thuế ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
6. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục khai thuế, hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế
Trường hợp nào cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu?
Căn cứ Điều 52 Luật Quản lý thuế 2019 quy định các trường hợp cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu như sau:
- Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
- Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp theo quy định;
- Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan;
- Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
- Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;
- Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp;
- Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp;
- Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật.
- Nghị định 178 năm 2024 quy định về chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi ra sao?
- 4 trường hợp xóa tên đảng viên năm 2025 theo Quy định 232? Đảng viên là công chức thuế đóng đảng phí hàng tháng bao nhiêu?
- Đã có Dự thảo Nghị định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, nền tảng số của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh?
- Tăng mức đóng lệ phí trước bạ cho ô tô điện chạy bằng pin kể từ tháng 3 2025?
- Tờ khai thuế GTGT tháng 1 2025 là mẫu nào? Cách lập tờ khai thuế GTGT tháng 1 2025?
- Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động nhưng còn nợ thuế thì ai là người có trách nhiệm trả?
- Thời hạn bắt buộc phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công là khi nào?
- Cá nhân kinh doanh tham gia Hội đồng tư vấn thuế tối đa mấy người? Thành viên của Hội đồng tư vấn thuế hoạt động theo chế độ nào?
- Công ty có vốn điều lệ 11 tỷ thì đóng thuế môn bài bao nhiêu? Nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài ở đâu?
- Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng có được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không?