4 căn cứ ấn định thuế đối với người bị ấn định thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế?
4 căn cứ ấn định thuế đối với người bị ấn định thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 50 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế như sau:
Ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế
...
2. Căn cứ ấn định thuế bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại;
b) So sánh số tiền thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương; trường hợp tại địa phương của cơ sở kinh doanh không có thông tin về mặt hàng, ngành, nghề, quy mô của cơ sở kinh doanh thì so sánh với địa phương khác;
c) Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực;
d) Tỷ lệ thu thuế trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành, nghề theo quy định của pháp luật về thuế.
...
Như vậy, 4 căn cứ ấn định thuế quy định cụ thể như sau:
- Cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại;
- So sánh số tiền thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương; trường hợp tại địa phương của cơ sở kinh doanh không có thông tin về mặt hàng, ngành, nghề, quy mô của cơ sở kinh doanh thì so sánh với địa phương khác;
- Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực;
- Tỷ lệ thu thuế trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành, nghề theo quy định của pháp luật về thuế.
Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết về căn cứ ấn định thuế như sau:
- Đối với người nộp thuế là tổ chức
Căn cứ cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại; tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực; kết quả xác minh; số tiền thuế phải nộp bình quân tối thiểu của 03 cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương; trường hợp tại địa phương, cơ sở kinh doanh không có hoặc có nhưng không đủ thông tin về mặt hàng, ngành, nghề, quy mô cơ sở kinh doanh thì lấy thông tin của cơ sở kinh doanh tại địa phương khác để thực hiện ấn định theo từng yếu tố.
- Đối với cá nhân chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản
Cơ quan thuế ấn định giá tính thuế trong trường hợp xác định được cá nhân kê khai, nộp thuế với giá tính thuế thấp hơn so với giá giao dịch thông thường trên thị trường. Giá tính thuế do cơ quan thuế ấn định phải đảm bảo phù hợp với giá giao dịch thông thường trên thị trường nhưng không thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định tại thời điểm xác định giá tính thuế.
4 căn cứ ấn định thuế đối với người bị ấn định thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc ấn định thuế được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 49 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về nguyên tắc ấn định thuế như sau:
- Ấn định thuế phải dựa trên các nguyên tắc quản lý thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan.
- Cơ quan quản lý thuế ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố, căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp.
Người nộp thuế bị ấn định về thuế trong các trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 50 Luật Quản lý thuế 2019 quy định người nộp thuế bị ấn định thuế khi thuộc một trong các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế sau đây:
- Không đăng ký thuế, không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác về căn cứ tính thuế;
- Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
- Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định;
- Không chấp hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế theo quy định;
- Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
- Mua, trao đổi hàng hóa sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn mà hàng hóa là có thật theo xác định của cơ quan có thẩm quyền và đã được kê khai doanh thu tính thuế;
- Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế;
- Thực hiện các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế;
- Không tuân thủ quy định về nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết hoặc không cung cấp thông tin theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết.
- Từ 06/02/2025, đối tượng đăng ký thuế là những đối tượng nào?
- Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của hộ cá nhân từ 06/02/2025?
- Mùng 6 Tết Âm lịch là thứ mấy, ngày mấy 2025? Mùng 6 Tết Âm lịch là hạn nộp của tờ khai thuế nào?
- Địa điểm nộp và hồ sơ đăng ký thuế lần đầu từ 06/02/2025 ra sao?
- Hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế đối với hộ cá nhân từ 06/02/2025?
- Từ 06/02/2025 công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế khi nào?
- Từ ngày 06/02/2025, hồ sơ đăng ký thuế lần đầu của đơn vị phụ thuộc như thế nào?
- Ngày 1 tháng Chạp là ngày gì? Thời hạn nộp tiền thuê đất kỳ thứ 2 năm 2024 là nhằm ngày 1 tháng Chạp?
- Ngày 30 tháng 12 năm 2024 sẽ hết thời gian gia hạn nộp thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh?
- Chi đám hiếu cho nhân viên có được trừ khi tính thuế TNDN hay không?